ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT CỤC NGẮN HẠN CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Lê Thị Xuân Mai1,, Đỗ Thị Tường Oanh2
1 Bệnh viện Nhân dân 115
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết cục ngắn hạn của VPMPCĐ trên bệnh nhân BPTNMT nhập viện đồng thời khảo sát các yếu tố nguy cơ mắc VPMPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ trên 180 bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì các triệu chứng hô hấp mới. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm VPCĐ (n=58) và ĐCBPTNMT (n=122) dựa trên hình ảnh thâm nhiễm hoặc đông đặc mới tiến triển trên phim X quang ngực. Các đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và diễn tiến trong thời gian nằm viện đều được ghi nhận.  Kết quả: Tỉ lệ VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT nhập viện là 32,2%. Bệnh nhân BPTNMT mắc VPCĐ có BMI thấp hơn, mức độ tắc nghẽn (FEV1%) nặng hơn, tỷ lệ eosinophil <0,1K/µl nhiều hơn, biểu hiện lâm sàng (sốt, đàm mủ, tăng lượng đàm) và các chỉ số cận lâm sàng (tăng bạch cầu, giảm eosinophil, tăng CRP, thay đổi khí máu động mạch) nặng nề hơn so với đợt cấp BPTNMT. Nhóm bệnh nhân VPCĐ có tỉ lệ suy hô hấp cao hơn và thời gian nằm viện dài hơn so với nhóm đợt cấp. Các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT bao gồm sốt (OR=3,4451); FEV1<30% (OR=3,517); BC>10K/µL (OR= 3,115), CRP (OR=1,061). Điểm cắt CRP là 15,745mg% với AUC 0,912; độ nhạy 93,1%; độ đặc hiệu 77%. Kết luận: Bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì VPCĐ có nhiều điểm khác biệt về lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh so với đợt cấp BPTNMT và có các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán sự xuất hiện của VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) (2020). Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease. https://goldcopd.org/wp-content/ /GOLD-2020- FINAL-ver1.2-03Dec19_WMV.pdf.
2. Metlay J, Waterer G, Long A, Anzueto A, Brozek J, Crothers K et al. Diagnosis and Treatment of Adults with Community-acquired Pneumonia. An Official Clinical Practice Guideline of the ATS/IDSA. Am J Resp Critic Care Med. 2019;200(7):e45-e67
3. Sharafkhaneh A., Tavakoli-Tabasi S., Musher D. (2017). Mortality in Patients Admitted for Concurrent COPD Exacerbation and Pneumonia. COPD. 14(4), pp. 462.
4. Finney L.J., Padmanaban V., Todd S., et al (2019). Validity of the diagnosis of pneumonia in hospitalised patients with COPD, ERJ Open Res. 5(2).
5. Williams N.P., Coombs N.A., Johnson M.J., et al (2017). Seasonality, risk factors and burden of community-acquired pneumonia in COPD patients: a population database study using linked health care records. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 12, pp. 313-322.
6. Huerta A., Crisafulli E., Menendez R., et al (2013). Pneumonic and nonpneumonic exacerbations of COPD: inflammatory response and clinical characteristics. Chest. 144(4), pp. 1134-1142.
7. Đặng Quỳnh Giao Vũ, Lê Thượng Vũ. (2017). Đặc điểm lâm sàng và kết cục của viêm phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp Chí Thời Sự Y Học 9, pp. 63-69
8. Martinez-Garcia M.A., Faner R., Oscullo G., et al (2020). Inhaled Steroids, Circulating Eosinophils, Chronic Airway Infection, and Pneumonia Risk in Chronic Obstructive Pulmonary Disease. A Network Analysis. Am J Respir Crit Care Med. 201(9), pp. 1078-1085.