NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI NHI Ở SẢN PHỤ CÓ THAI NGÔI MÔNG SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNH TRONG HAI NĂM 2007 VÀ 2017

Minh Tiến Bùi 1,, Xuân Hiệp Trần 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh các một số đặc điểm về phía mẹ và thai nhi ở sản phụ có thai ngôi mông từ 28 tuần trong hai năm 2007 và 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu trên 443 sản phụ có thai ngôi mông từ 28 tuần sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình. Kết quả: Tỷ lệ ngôi mông năm 2007 là 2,35%, năm 2017 là 2,0%. Tỷ lệ ngôi mông hoàn toàn năm 2007 là 88,7%, năm 2017 là 90,6%. Tuổi trung bình của sản phụ năm 2017 cao hơn so với năm 2007 (năm 2017: 31,7 ± 5,9 tuổi, năm 2007: 29,8 ± 5,5 tuổi; p < 0,05). Tiền sử sản khoa: tỷ lệ sản phụ đẻ con so năm 2007 là 52,4%, năm 2017 là 50,9%; tỷ lệ sản phụ đẻ con rạ mổ lấy thai năm 2007 là 82,6%, năm 2017 là 93,3%. Tỷ lệ ngôi mông vỡ ối khi chuyển dạ năm 2007 (14,3%) thấp hơn có ý ngĩa thống kê so với năm 2017 (24,7%) (p < 0,05). Tuổi thai nhi khi sinh ra cả hai năm đa số đều từ 38 - 41 tuần (năm 2007 là 83,3%, năm 2017 là 82,2%), tỷ lệ ngôi mông non tháng 28 - 33 tuần năm 2007 là 4,2%, năm 2017 là 1,8%. Trọng lượng thai nhi khi sinh ra cả hai năm đa số đều từ 3000g trở lên (2007 là 54,7%, năm 2017 là 57,8%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ngôi mông, tiền sử sản khoa, phân loại ngôi mông, tuổi thai nhi và trọng lượng thai nhi ở cả 2 năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Gia Cảnh (2005), Thái độ xử trí ngôi mông tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2004, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Đại Học Y Hà Nội.
2. Bộ môn Phụ sản - ĐHY HN (2017), Ngôi mông và các yếu tố tiên lượng và xử trí, Bài giảng chuyên khoa I. Nhà xuất bản y học.
3. Phạm Phương Hạnh (2005), So sánh cách xử trí ngôi mông tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong hai giai đoạn năm 1994-1995 và năm 2004-2005, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Khanh (2000), Nghiên cứu tình hình đẻ ngôi ngược tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1997-1998, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y HN.
5. Trần D.L. (2015), Một số nhận xét về tình hình nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng taị trung tâm CS&ĐT sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản TƯ.
6. Phan Văn Quý (1997), Nhận định về đẻ ngôi ngược tại Viện BVBMTSS 1995-1996, Hội nghị tổng kết khoa học.
7. Trần Thị Thảo (2008), Nghiên cứu một số yếu
tố liên quan đến tai biến sơ sinh trong ngôi mông tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2007, Luận văn tốt nhiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y HN.
8. Alarab M., et al. (2004), Singleton vaginal breech delivery at term: still a safe option, Obstet Gynecol, 103(3), 407–412.
9. Alfirevic Z., et al. (2013), Caesarean section versus vaginal delivery for preterm birth in singletons. Cochrane Database of Systematic Reviews, John Wiley & Sons, Ltd.