MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIỂM SOÁT HEN VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TURBUHALER Ở BỆNH NHÂN HEN

Nguyễn Thu Minh Tâm1,, Đỗ Thị Tường Oanh1
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị hen và có liên quan đến việc kiểm soát bệnh. Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân hen sử dụng dụng cụ Turbuhaler (AstraZeneca) không đúng cách và tìm mối liên quan giữa mức kiểm soát triệu chứng hen với các bước sử dụng Turbuhaler không đúng cách. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 200 bệnh nhân hen ngoại trú có sử dụng Turbuhaler. Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá mức kiểm soát hen theo GINA 2021 và thang điểm ACT. Cách sử dụng Turbuhaler được đánh giá theo bảng kiểm 9 bước và còi test.  Kết quả: Tỉ lệ sử dụng Turbuhaler không đúng cách là 74,0% và tỉ lệ sai ít nhất một bước thiết yếu là 37,5%. Sử dụng Turbuhaler không đúng cách làm tăng nguy cơ kiểm soát triệu chứng hen kém theo GINA (OR hiệu chỉnh=3,30; KTC 95% 1,50-7,30; p=0,003) và theo thang điểm ACT (OR hiệu chỉnh=1,43; KTC 95% 1,11-1,84; p=0,006). Không nín thở ít nhất 5 giây sau hít là lỗi duy nhất liên quan độc lập với mức kiểm soát triệu chứng hen kém hơn theo GINA (OR hiệu chỉnh=2,24; KTC 95% 1,10-4,58; p=0,027). Kết luận: Kỹ thuật sử dụng Turbuhaler không đúng cách ở bệnh nhân hen chiếm tỉ lệ cao và có liên quan độc lập với mức kiểm soát triệu chứng hen kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Asthma (2021). Global Strategy for Asthma Management and Prevention 2021. Available from: www.ginasthma.org
2. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2012). Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam. Tạp chí Y học Lâm sàng, 65 tr. 46-50.
3. Al-Jahdali H, et al (2013). Improper inhaler technique is associated with poor asthma control and frequent emergency department visits. Allergy Asthma Clin Immunol, 9 (1), pp: 8.
4. Plaza V, Fernández-Rodríguez C, Melero C, Cosío BG, Entrenas LM, de Llano LP, Gutiérrez-Pereyra F, Tarragona E, Palomino R, López-Viña A; TAI Study Group (2016). Validation of the 'Test of the Adherence to Inhalers' (TAI) for Asthma and COPD Patients. J Aerosol Med Pulm Drug 29(2):142-52.
5. Van der Palen J, Klein J J, Schildkamp A M (1998). Comparison of a new multidose powder inhaler (Diskus/Accuhaler) and the Turbuhaler regarding preference and ease of use. J Asthma. 35 (2), pp: 147-152.
6. Maher R Khdour, Sabrin O Elyan, Hussein O Hallak, Anan S Jarab, Tareq L Mukattash, Amr Astal (2019). Assessment of the inhalation technique and adherence to therapy and their effect on disease control in outpatients with asthma, J Pharm H Serv Res, Vol 10, Is 3, pp 353–358.
7. Koya T, Hasegawa T, Takasawa J, Yoshimine F, Sakagami T, Hayashi M, Suzuki E, Kikuchi T; Niigata Inhalation Treatment Study Group (2018). Influence of Adherence to Inhaled Corticosteroids and Inhaler Handling Errors on Asthma Control in a Japanese Population. Intern Med. 2018 Dec 1;57(23):3357-3363.
8. Horváth A, Balásházy I, Tomisa G, et al (2017). Significance of breath-hold time in dry powder aerosol drug therapy of COPD patients. Eur J Pharm Sci, 104 pp. 145-149.