MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH

Nguyễn Văn Quân1,, Võ Hồng Khôi2,3,4, Bùi Thị Liên2, Khúc Huyền Trang5
1 Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông Nghệ An
2 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Hà Nội
4 Đại học Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Trung tâm Thần Kinh Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Đối tượng nghiên cứu: 23 bệnh nhân BPPV được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông và Phòng Cấp cứu – Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2022 đến tháng 10/2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 66,50±12,30 tuổi, nữ giới chiếm 78,3%, tỷ lệ bệnh nhân có những đợt tái phát trong tiền sử là 69,6%, chỉ số BMI trung bình là 22,37±1,60. Có đến 91,4% bệnh nhân BPPV là nguyên phát. Một số tiền sử và bệnh lý kèm theo thường gặp bao gồm: Rối loạn Lipid máu (60,9%), ĐTĐ týp 2 (43,5%), Tăng huyết áp (44,0%), rối loạn lo âu-trầm cảm (39,1%). Vị trí tổn thương thường gặp hơn ở bên phải (78,3%), bên trái (17,4%) và hai bên (4,3%). Đặc điểm rung giật nhãn cầu khi làm nghiệm pháp Dix-Halpike bao gồm thời gian tiềm: 3,43±1,34 giây, thời gian rung giật nhãn cầu: 9±2,71 giây. Điểm T-Score trung bình là -2,73±0,71 trong đó có đến 47,8% bệnh nhân loãng xương (T-Score: < -2,5); 43,5% bệnh nhân thưa xương (T-Score: -1 đến -2,5) và 8,7% bệnh nhân có mật độ xương bình thường (T-Score > -1). Kết luận: BPPV là một bệnh lý thường gặp đặc biệt ở nữ giới (78,3%), có 69,6% bệnh nhân đã có nhiều đợt tái phát trong tiền sử. Một số bệnh lý kèm theo thường gặp bao gồm: Tăng huyết áp, ĐTĐ, rối loạn mỡ máu, béo phì, loãng xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Von Brevern M, Radtke A, Lezius F, et al. Epidemiology of benign paroxysmal positional vertigo: a population based study. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2007;78(7):710-715.
2. Oghalai JS, Manolidis S, Barth JL, Stewart MG, Jenkins HA. Unrecognized benign paroxysmal positional vertigo in elderly patients. Otolaryngol Head Neck Surg. 2000;122(5):630-634.
3. Ciorba A, Cogliandolo C, Bianchini C, et al. Clinical features of benign paroxysmal positional vertigo of the posterior semicircular canal. SAGE Open Medicine. 2019;7:205031211882292.
4. Messina A, Casani AP, Manfrin M, Guidetti G. Italian survey on benign paroxysmal positional vertigo. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2017; 37(4):328-335.
5. Cheng Z, Wang M, Yu J. Benign paroxysmal positional vertigo and serum transthyretin in Chinese older adults. Asia Pac J Clin Nutr. 2021;30(3):383-391.
6. Power L, Murray K, Szmulewicz DJ. Characteristics of assessment and treatment in Benign Paroxysmal Positional Vertigo (BPPV). J Vestib Res. 30(1):55-62.
7. Talaat HS, Abuhadied G, Talaat AS, Abdelaal MSS. Low bone mineral density and vitamin D deficiency in patients with benign positional paroxysmal vertigo. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2015;272(9):2249-2253.
8. Sfakianaki I, Binos P, Karkos P, Dimas GG, Psillas G. Risk Factors for Recurrence of Benign Paroxysmal Positional Vertigo. A Clinical Review. JCM. 2021;10(19):4372.