NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TÁI PHÁT

Nguyễn Minh An1,, Bùi Hoàng Thảo2
1 Cao đẳng y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Xanh pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tái phát. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: biến chứng trong mổ gặp 5 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân có chảy máu phải truyền máu trong mổ (chiếm 4,0%) và 2 bệnh nhân chuyển mổ mở (chiếm 2,7%). Tỷ lệ biến chứng sau tán sỏi là 17,3%, trong đó có 3 bệnh nhân có sốt sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân tụt dẫn lưu (chiếm 1,3%) và 7 bệnh nhân có biểu hiện chảy máu thứ phát sau phẫu thuật (chiếm 9,3%). Tỷ lệ biến chứng phân loại Clavien – Dindo: độ I là 11/75 bệnh nhân (chiếm 14,7%), biến chứng độ II là 2 bệnh nhân (chiếm 2,7%). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi thận tái phát với tỷ lệ tai biến trong phẫu thuật là 5/75 bệnh nhân (chiếm 6,7%). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 13/75 bệnh nhân (chiếm 17,3%)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Bắc (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ở bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi thận cùng bên. Luận văn thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Đình Nguyên Đức (2014), “Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái phát”, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 4, 111-118.
3. Volkan Tugcu, Fuat Ernis Su, Nadir Kalfazade, Selcuk Sahin, Bedi Ozbay Æ Ali Ihsan Tasci (2008) "Percutaneous Nephrolithotomy (PCNL) In Patients With Previous Open Stone Surgery”, Int Urol Nephrol (2008) 40:881–884
4. Pierre A. Clavien, Jeffrey Barkun, Michelle L. de Oliveira (2009), “The Clavien-Dindo Classification of Surgical Complications Five-Year Experience”, Annals of Surgery, Volume 250, Number 2, August 2009
5. Wei-Hong Lai, Yeong-Chin Jou, Ming-Chin Cheng, et al (2017). Tubeless percutaneous nephrolithotomy: Experience of 1000 cases at a single institute. Urological Science, 28, 23-26
6. V. Krishna Reddy , Ahammad Basha Shaik (2016) "Outcome And Complications Of Percutaneous Nephrolithotomy As Primary Versus Secondary Procedure For Renal Calculi ", IBJU Vol. 42 (2): 262-269, March - April, 2016
7. Guohua Zeng , Zanlin Mai , Zhijian Zhao (2013) "Treatment Of Upper Urinary Calculi With Chinese Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy: A Single-Center Experience With 12,482 Consecutive Patients Over 20 Years”, Urolithiasis (2013) 41:225–229