TÁC DỤNG CỦA PHÚC CHÂM KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO

Vũ Thị Nguyệt 1, Nguyễn Quang Âm2, Dương Trọng Nghĩa3,
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Bệnh viện đa khoa Phú Thọ
3 Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phúc châm kết hợp với vận động trị liệu trong phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021 - 2022. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị bằng phúc châm kết hợp vận động trị liệu, nhóm chứng điều trị bằng vận động trị liệu. Kết quả: Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân nhóm nghiên cứu cải thiện vận động tay liệt theo thang điểm Fugl – Meyer, cải thiện chức năng khéo léo bàn tay liệt, cải thiện điểm Barthel tốt hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Phúc châm kết hợp vận động trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Văn Chương. “Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não”. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học, 2010, tr550-604.
2. Nguyễn Văn Đăng. “Tai Biến Mạch Máu Não”, Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp. Nhà xuất bản Y học, 2007, tr569-573
3. Nguyễn Thị Hồng Liên. Đánh Giá Tác Dụng Của Phúc Châm Trong Phục Hồi Chức Năng Vận Động ở Bệnh Nhân Liệt Nửa Người Do Nhồi Máu Não Sau Giai Đoạn Cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội, 2019.
4. Virani SS, Alonso A, Aparicio HJ, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2021 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2021;143(8):e254-e743. doi:10.1161/CIR.0000000000000950
5. Wang Y, Hao S, Chang L, Zhao B, Xing J. Effect of early rehabilitation combined with abdomen needle therapy for motor function and psychological obstacle of stroke. Zhongguo Zhen Jiu Chin Acupunct Moxibustion. 2016;36(6):577-580.
6. Zhan J, Xiong B, Zhang P, et al. Abdominal acupuncture as an adjunctive therapy for the recovery of motor function after stroke: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Front Neurol. Published online 2021:1690
7. 薄智云. 腹针治疗. 中国科学技术出版社, 北京, 中国, 1999. Bạc Trí Vân. Điều trị bằng châm cứu vùng bụng. Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc, 1999.