VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT XƯƠNG CHŨM TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH KHÔNG NGUY HIỂM: MỘT NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Nguyễn Thị Hoa Hồng1,, Phạm Trần Anh2, Trần Thế Diệu
1 Bệnh viện tai mũi họng trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phẫu thuật xương chũm (simple mastoidectomy) trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm. Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan luận điểm. Kết quả: 20 bài báo đã được lựa chọn phân tích toàn văn về vai trò thành của phẫu thuật xương chũm (PTXC) khi kết hợp tạo hình tai giữa và quan điểm về PTXC trong điều trị viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) không nguy hiểm. Trong đó có 8 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) (40%), 10 nghiên cứu hồi cứu (50%), 2 nghiên cứu chùm ca bệnh (10%). Trong 17 nghiên cứu so sánh tỷ lệ liền màng nhĩ của 2 nhóm PTXC kết hợp tạo hình tai giữa và nhóm tạo hình tai giữa đơn thuần có 16 nghiên cứu (94%) có P-value>0,05. 9 nghiên cứu (45%) có quan điểm ủng hộ PTXC trong điều trị VTGMT có đặc điểm: 1 nghiên cứu RCT phân loại bằng chứng cấp độ 2b, 8 nghiên cứu cấp độ 4. Trong 11 nghiên cứu (55%) không ủng hộ PTXC có 7 nghiên cứu RTC phân loại bằng chứng cấp độ 1b và 4 nghiên cứu cấp độ 4. Kết luận: PTXC không  giúp tăng hiệu quả của phẫu thuật THTG trong điều trị VTGMT không nguy hiểm. PTXC có thể có ích trong các trường hợp niêm mạc hòm nhĩ không bình thường, VTGMT nhiễm MRSA, nghi ngờ có tổn thương trong xương chũm. Quyết định PTXC trong điều trị VTGMT không nguy hiểm cần cân nhắc lợi ích, nguy cơ và chi phí của phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chronicsuppurativeotitis_media.pdf. Accessed June 1, 2021. https://www.who.int/pbd/publications/Chronicsuppurativeotitis_media.pdf?ua=1
2. Martin J Burton. Eviden-based Medicine. In: Evidence Base Otitis Media. BS Decker inc Hamilton; 2003:4.
3. Sharma A, Baisakhiya N, Garg LN, Singh G. Evaluation of Role of Mastoid Surgery in the Management of Safe Chronic Suppurative Otitis Media. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2016;68(4):434-440. doi:10.1007/s12070-015-0921-9
4. Holmquist J, Bergström B. The mastoid air cell system in ear surgery. Arch Otolaryngol Chic Ill 1960. 1978;104(3):127-129. doi:10.1001/ archotol.1978.00790030013003
5. Albu S, Trabalzini F, Amadori M. Usefulness of Cortical Mastoidectomy in Myringoplasty. Otol Neurotol. 2012;33(4):604-609. doi:10.1097/ MAO.0b013e31825368f2
6. Toros SZ, Habesoglu TE, Habesoglu M, et al. Do patients with sclerotic mastoids require aeration to improve success of tympanoplasty? Acta Otolaryngol (Stockh). 2010;130(8):909-912. doi:10.3109/00016480903559731
7. Dündar R, Kulduk E, Soy FK, Yazıcı H, Sakarya EU, Özbay C. Necessity of mastoidectomy in patients with chronic otitis media having sclerotic mastoid bone: a retrospective clinical study. Kulak Burun Bogaz Ihtis Derg KBB J Ear Nose Throat. 2015;25(3):152-157. doi:10.5606/kbbihtisas.2015.04820
8. Mishiro Y, Sakagami M, Takahashi Y, Kitahara T, Kajikawa H, Kubo T. Tympanoplasty with and without mastoidectomy for non-cholesteatomatous chronic otitis media. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2001;258(1):13-15. doi:10.1007/PL00007516