ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI NHÃN ÁP TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU

Lê Quang Huy1,, Phạm Thu Minh2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện mắt trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng biến đổi nhãn áp trên bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 43 mắt chấn thương đụng dập nhãn cầu của 43 bệnh nhân đến khám và nhập viện tại khoa Chấn thương mắt – Bệnh viện Mắt Trung Ương từ 12/2021 đến 5/2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 5,5/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 43,56±16,83 (cao tuổi nhất là 73 tuổi, ít tuổi nhất là 8 tuổi). Nhóm tuổi từ 18-60 có tỷ lệ chấn thương cao nhất (74,4%), đây là nhóm trong độ tuổi lao động. Đa số bệnh nhân có hoàn cảnh chấn thương tai nạn lao động, chiếm 55,8%. Cơ chế chấn thương chủ yếu là trực tiếp, chiếm 93%, chỉ có 7% là chấn thương gián tiếp. Phần lớn bệnh nhân đến viện trong tình trạng thị lực rất kém, nhóm thị lực < ĐNT 1m chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,8% (27/43), tiếp đến là nhóm thị lực từ ĐNT 1m đến ≤ 20/70 chiếm 35% (15/43), 1 trường hợp mất thị lực và không có trường hợp nào thị lực ≥ 20/50. Tại thời điểm bệnh nhân đến viện có 8 mắt hạ nhãn áp (18,6%), 8 mắt trong giới hạn bình thường (18,6%) và 27 mắt tăng nhãn áp (62,8%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chấn thương đụng dập gây ra tổn thương cho nhiều thành phần nhãn cầu gây nên tình trạng biến đổi nhãn áp, trong đó xuất huyết tiền phòng chiếm 48,9% (21/43), xuất huyết dịch kính là 34,9% (15/43), tổn thương góc tiền phòng có 30 mắt chiếm 69,8%, tổn thương thể thủy tinh với 76,7% (33/43) và bong thể mi chỉ có 13,9% (6/43). Kết luận: Chấn thương đụng dập nhãn cầu gây tổn thương cho nhiều thành phần trong nhãn cầu ở nhiều mức độ khác nhau và từ đó gây ra tình trạng biến đổi nhãn áp phức tạp trên mắt bị chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mohseni M, Blair K, Gurnani B, Bragg BN. Blunt Eye Trauma. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2022. Accessed October 5, 2022. http://www.ncbi. nlm.nih.gov/ books/NBK470379/
2. Bhagat P, Gupta P, Agrawal N, Mansuri M. Glaucoma following blunt trauma : an epidemiological and clinical study. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences. 2014;3:2926-2943. doi:10.14260/jemds/2014/2226
3. Vũ Huy Quang. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Của Tăng Nhãn Áp Sớm Sau Chấn Thương Đụng Dập Nhãn Cầu và Kết Quả Điều Trị. Luận văn thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
4. Ding C, Zeng J. Clinical study on Hypotony following blunt ocular trauma. Int J Ophthalmol. 2012;5(6):771-773. doi:10.3980/j.issn.2222-3959.2012.06.21
5. Bai HQ, Yao L, Wang DB, Jin R, Wang YX. Causes and treatments of traumatic secondary glaucoma. Eur J Ophthalmol. 2009;19(2):201-206. doi:10.1177/112067210901900205
6. Razeghinejad R, Lin MM, Lee D, Katz LJ, Myers JS. Pathophysiology and management of glaucoma and ocular hypertension related to trauma. Surv Ophthalmol. 2020;65(5):530-547. doi:10.1016/j.survophthal.2020.02.003