MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI RỐI LOẠN HÀNH VI Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN HỖN HỢP HÀNH VI VÀ CẢM XÚC KHỞI PHÁT TUỔI THANH THIẾU NIÊN

Bùi Văn Lợi 1,2,, Nguyễn Văn Tuấn1,2, Lê Thị Thu Hà2,3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện sức khỏe tâm thần
3 Đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan với rối loạn hành vi ở người bệnh rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc khởi phát tuổi thanh thiếu niên Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang người bệnh rối loạn hỗn hợp cảm xúc và hành vi khởi phát bệnh từ 10-19 tuổi điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 08 năm 2022. Kết quả: Nhóm rối loạn hành vi phổ biến nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là nhóm hành vi “thường vi phạm các quy tắc phù hợp với lứa tuổi” với tỷ lệ 62,9%. Tỷ lệ người bệnh có hành vi gây hấn chiếm đến 67%. Trong nhóm nghiên cứu, có đến 18,6% có ý tưởng tự sát và 14,3% có hành vi tự sát. Các yếu tố tuổi, giới và tình trạng kinh tế- xã hội không liên quan đến các nhóm rối loạn hành vi ở người bệnh. Nhóm có hành vi gây hấn có đặc điểm tuổi và tuổi khởi phát cao hơn đáng kể so với nhóm không có hành vi gây hấn. Giới tính nam có tỷ lệ có mức độ rối loạn hành vi nặng cao hơn nữ (p=0,04). Không có sự liên quan giữa rối loạn trầm cảm với các nhóm rối loạn hành vi. Kết luận: Phần lớn trẻ có rối loạn hành vi có biểu hiện vi phạm các quy tắc phù hợp lứa tuổi. Hành vi gây hấn và ý tưởng và hành vi tự sát xảy ra phổ biến ở trẻ rối loạn hành vi. Tuổi có liên quan đến sự xuất hiện hành vi gây hấn nhưng không ở các nhóm rối loạn hành vi ở người bệnh rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc khởi phát tuổi thanh thiếu niên. Giới tính nam có liên quan đến mức độ rối loạn hành vi nặng hơn. Sự tồn tại đồng diễn rối loạn trầm cảm không có ảnh hưởng đến các nhóm rối loạn hành vi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. INSERM Collective Expertise Centre. Conduct: Disorder in Children and Adolescents. Institut national de la santé et de la recherche médicale; 2005. Accessed August 7, 2022. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK7133/
2. Costello EJ, Mustillo S, Erkanli A, Keeler G, Angold A. Prevalence and development of psychiatric disorders in childhood and adolescence. Arch Gen Psychiatry. 2003; 60(8):837-844. doi:10.1001/archpsyc.60.8.837
3. Breslau J, Saito N, Tancredi DJ, Nock M, Gilman SE. Classes of conduct disorder symptoms and their life course correlates in a US national sample. Psychol Med. 2012;42(5):1081-1089. doi:10.1017/S003329171100198X
4. Olsson M. DSM diagnosis of conduct disorder (CD)--a review. Nord J Psychiatry. 2009;63(2):102-112. doi:10.1080/ 08039480802626939
5. Vander Stoep A, Adrian M, Mc Cauley E, Crowell SE, Stone A, Flynn C. Risk for Suicidal Ideation and Suicide Attempts Associated with Co-occurring Depression and Conduct Problems in Early Adolescence: Comorbidity and Suicide. Suicide and Life-Threatening Behavior. 2011;41(3):316-329. doi:10.1111/j.1943-278X.2011.00031.x
6. Van Hulle CA, Waldman I, Lahey BB. Sex Differences in the Genetic and Environmental Influences on Self-Reported Non-aggressive and Aggressive Conduct Disorder Symptoms in Early and Middle Adolescence. Behav Genet. 2018; 48(4):271-282. doi:10.1007/s10519-018-9907-1
7. Lacourse E. Late Childhood Risk Factors Associated with Conduct Disorder Subtypes in Early Adolescence: A Latent Class Analysis of a Canadian Sample.; 2012.
8. Essau CA, ed. Conduct and Oppositional Defiant Disorders: Epidemiology, Risk Factors, and Treatment. 1st edition. Routledge; 2015.
9. Bassarath L. Conduct disorder: a biopsychosocial review. Can J Psychiatry. 2001;46(7):609-616. doi:10.1177/070674370104600704