ĐIỂM H2FPEF CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP KÈM KHÓ THỞ CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

Hoàng Văn Kỳ 1,2,, Nguyễn Thị Lý Minh1,3, Bùi Văn Nhơn2,4, Nguyễn Đỗ Quân1, Đoàn Đức Dũng1, Nguyễn Lân Hiếu 1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Địa học Y Hà Nội
4 Bệnh viện đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát thang điểm H2FPEF của người bệnh tăng huyết áp kèm khó thở chưa rõ nguyên nhân, có phân suất tống máu thất trái EF ≥ 50% tại phòng khám ngoại trú. Kết quả: điểm H2FPEF trung bình 2,75 ± 1,42, cao nhất 7 điểm, thấp nhất 0 điểm. Theo từng yếu tố thang điểm, tỉ lệ bệnh nhân có béo phì (BMI > 30 kg/ m²) chỉ chiếm 2,2%, rung nhĩ chiếm 10.4%. Điểm H2FPEF cao hơn ở nhóm có bệnh thận mạn tính (p=0,005). Chỉ số NT-pro BNP cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có điểm H2FPEF cao (p<0.001). Chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI) tăng tương ứng với điểm số H2FPEF cao (p < 0.001). Kết luận: Điểm H2FPEF trung bình ở nhóm bệnh nhân thấp hơn các nghiên cứu khác do nhóm nghiên cứu có chỉ số BMI trung bình thấp hơn, tỉ lệ có béo phì, rung nhĩ (hai yếu tố quan trọng trong thang điểm) thấp hơn. Bệnh thận mạn tính, NT-proBNP và chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI) có liên quan chặt chẽ với điểm số H2FPEF.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal. 2021; 42(36): 3599-3726. doi: 10.1093/ eurheartj/ ehab368
2. Pieske B, Tschöpe C, de Boer RA, et al. How to diagnose heart failure with preserved ejection fraction: the HFA–PEFF diagnostic algorithm: a consensus recommendation from the Heart Failure Association (HFA) of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2019;40(40):3297-3317. doi:10.1093/eurheartj/ehz641
3. Reddy YNV, Carter RE, Obokata M, Redfield MM, Borlaug BA. A Simple, Evidence-Based Approach to Help Guide Diagnosis of Heart Failure With Preserved Ejection Fraction. Circulation. 2018;138(9):861-870. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.118.034646
4. Suzuki S, Kaikita K, Yamamoto E, et al. H2FPEF score for predicting future heart failure in stable outpatients with cardiovascular risk factors. ESC Heart Failure. 2020; 7(1):66-75. doi: 10.1002/ehf2.12570
5. Faxen UL, Venkateshvaran A, Shah SJ, et al. Generalizability of HFA-PEFF and H2FPEF Diagnostic Algorithms and Associations With Heart Failure Indices and Proteomic Biomarkers: Insights From PROMIS-HFpEF. Journal of Cardiac Failure. 2021; 27(7): 756-765. doi: 10.1016/ j.cardfail. 2021.02.005
6. Unger ED, Dubin RF, Deo R, et al. Association of chronic kidney disease with abnormal cardiac mechanics and adverse outcomes in patients with heart failure and preserved ejection fraction: CKD and cardiac mechanics in HFpEF. Eur J Heart Fail. 2016;18(1):103-112. doi:10.1002/ejhf.445
7. Mavrakanas TA, Khattak A, Wang W, Singh K, Charytan DM. Association of Chronic Kidney Disease with Preserved Ejection Fraction Heart Failure Is Independent of Baseline Cardiac Function. Kidney Blood Press Res. 2019; 44(5):1247-1258. doi:10.1159/000502874
8. Sueta D, Yamamoto E, Nishihara T, et al. H2FPEF Score as a Prognostic Value in HFpEF Patients. American Journal of Hypertension. 2019; 32(11):1082-1090. doi:10.1093/ajh/hpz108