ÁP DỤNG THANG ĐIỂM ROLAND MORRIS Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Mai Văn Duy 1,, Trần Thị Tô Châu2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Áp dụng thang điểm Roland Morris đánh giá mức độ đau và hạn chế vận động ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm và khảo sát mối liên quan giữa thang điểm Roland Morris với hình ảnh tổn thương cột sống trên cộng hưởng từ và các đặc điểm lâm sàng khác. Đối tượng: 68 bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 07 năm 2022, có triệu chứng lâm sàng đau thần kinh tọa gợi ý do thoát vị đĩa đệm và được khẳng định bằng hình ảnh chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng, đánh giá mức độ hạn chế vận động bằng thang điểm Roland Morris gồm 24 câu hỏi. Kết quả: Điểm RMDQ trung bình là 16,94 ± 3,582, không gặp điểm RMDQ dưới 6 và trên 21. Số bệnh nhân có điểm RMDQ là 18 chiếm tỉ lệ cao nhất (20,6%).Sự khác biệt điểm RMDQ trung bình giữa nhóm có và không có dấu hiệu lâm sàng của đau thần kinh tọa trong hầu hết các dấu hiệu là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điểm trung bình RMDQ theo số tầng đĩa đệm thoát vị không có sự khác biệt, p>0,05. Điểm trung bình RMDQ tăng khi mức độ hẹp ống sống tăng lên, p < 0,05. Kết luận:. Có thể sử dụng thang điểm Roland Morris đánh giá mức độ hạn chế vận động cột sống và sinh hoạt do tình tạng đau lưng ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.. Điểm trung bình của RMDQ có mối liên quan với mức độ hẹp ống sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jensen RK, Kongsted A, Kjaer P, Koes B. Diagnosis and treatment of sciatica. BMJ. Published online November 19, 2019:l6273. doi:10.1136/bmj.l6273
2. Garg A, Pathak H, Churyukanov MV, Uppin RB, Slobodin TM. Low back pain: critical assessment of various scales. Eur Spine J. 2020;29(3):503-518. doi:10.1007/s00586-019-06279-5
3. Stevens ML, Lin CCW, Maher CG. The Roland Morris Disability Questionnaire. J Physiother. 2016;62(2):116. doi:10.1016/j.jphys.2015.10.003
4. Danazumi MS, Bello B, Yakasai AM, Kaka B. Two manual therapy techniques for management of lumbar radiculopathy: a randomized clinical trial. Journal of Osteopathic Medicine. 2021; 121(4):391-400. doi:10.1515/jom-2020-0261
5. Peul WC, Brand R, Thomeer RTWM, Koes BW. Influence of gender and other prognostic factors on outcome of sciatica. Pain. 2008;138(1): 180-191. doi:10.1016/j.pain.2007.12.014
6. Topolska M, Sapuła R, Topolski A, Marczewski K. Evaluation of the effectiveness of short-term rehabilitation of women with chronic low back pain using the Oswestry and Roland-Morris Disability Scales. Ortop Traumatol Rehabil. 2011;13(4):353-360. doi:10.5604/ 15093492.955723
7. Monticone M, Baiardi P, Vanti C, et al. Responsiveness of the Oswestry Disability Index and the Roland Morris Disability Questionnaire in Italian subjects with sub-acute and chronic low back pain. Eur Spine J. 2012;21(1):122-129. doi:10.1007/s00586-011-1959-3
8. Stratford PW, Riddle DL. A Roland Morris Disability Questionnaire Target Value to Distinguish between Functional and Dysfunctional States in People with Low Back Pain. Physiother Can. 2016;68(1):29-35. doi:10.3138/ptc.2014-85