NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ ĐÀN HỒI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH

Phạm Vũ Thu Hà1,, Lương Công Thức1
1 Bệnh viện quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát chỉ số độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (Ees) (Left ventricular end systolic elastance), độ đàn hồi thất trái cuối tâm trương ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 129 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và 40 người được chụp động mạch vành bình thường, tham gia nghiên cứu từ 12/2016 đến tháng 12/2018. Tính chỉ số Ees bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm tim. Ed được tính bằng công thức (E/e’)/ SV (1/ml). Kết quả: Giá trị trung vị của Ees ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính lần lượt là 3,87 (2,88 – 4,97) (mmHg/ml) thấp hơn so với nhóm chứng (4.38 ( 3.70 – 5.29) mmmHg/ml) trong khi Ed  giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Ees, Ed có mối liên quan với tuổi, giới và tình trạng suy tim. Ees của nhóm suy tim (2,59 (1,83 – 4,09) mmHg/ml) thấp hơn nhóm không suy tim (4,08 (3,17 – 5,26) mmHg/ml). Trong khi Ed của nhóm suy tim (0,28  (0,19 – 0,39) 1/ml) cao hơn nhóm không suy tim (0,24 (0,17 – 0,31) 1/ml). Ees giảm dần khi phân độ suy tim theo NYHA tăng dần (p < 0,05) nhưng Ed thì không có mối liên quan với mức độ suy tim. Kết luận: Ees  ở BN BTTMCBMT thấp hơn còn Ed cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.  Ees, Ed có mối liên quan với tuổi và giới. Ees, Ed có liên quan đến tình trạng suy tim. Ees giảm dần  khi mức độ suy tim theo NYHA nặng dần nhưng Ed thì chưa nhận thấy mối liên quan này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guarracino F., Baldassarri R., Pinsky M. et al (2013), "Ventriculo-arterial decoupling in acutely altered hemodynamic states," Critical Care , vol. 17, p. 213.
2. Chen C. H., Fetics B., Nevo E., et al, "Noninvasive single-beat determination of left ventricular end-systolic elastance in humans," J Am Coll Cardiol, vol. 38(7), pp. 2028-34, 2001.
3. Antonini-Canterin F., Poli S. et al, "The Ventricular-Arterial Coupling: From Basic Pathophysiology to Clinical Application in the Echocardiography Laboratory," Journal of Cardiovascular Echography, vol. 23, no. 4, pp. 91-5, 2013.
4. Antonini-Canterin F, Enache R, Popescu BA, "Prognostic value of ventricular-arterial coupling and B-Type Natriuretic Peptide in patients after myocardial infarction: A five-year follow-up study," J Am Soc Echocardiogr, vol. 22, pp. 1239-45, 2009.
5. Her AY., Kim JY., Choi EY. et al (2009), "Value of ventricular stiffness index and ventriculoarterial interaction in patients with nonischemic dilated cardiomyopathy," Circ J, vol. 73, p. 1683–1690.
6. Margaret M. Redfield, MD; Steven J. Jacobsen, MD, PhD; Barry A. Borlaug, " Age- and gender-related ventricular–vascular stiffening: a community-based study," Circulation, vol. 112, p. 2254–62, 2005.
7. Capone C.A., Lamour JM. et al, "Ventricular Arterial Coupling: A Novel Echocardiographic Risk Factor for Disease Progression in Pediatric Dilated Cardiomyopathy," Pediatr Cardiol , vol. 40, pp. 330-338, 2019.
8. Ky B., French B., Khan A.M et al, "Ventricular-Arterial Coupling, Remodeling, and Prognosis in Chronic Heart Failure," JACC, vol. 62(13), p. 1165–72, 2013.