TỶ LỆ LẠM DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI TRONG ĐỘ TUỔI 18 – 60 TẠI THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021

Lê Thị Diễm Trinh1,, Nguyễn Phan Ngọc Hiền1, Lương Công Minh1, Võ Đức Chiến2
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học y dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Với xu hướng hiện nay, việc sử dụng rượu bia là ở hầu hết các người dân, có thể thấy họ sử dụng ở khắp mọi nơi và bất kì thời điểm nào, đặc biệt là nam giới. Sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, công việc của họ. Đi đôi với việc đó là các nơi sản xuất rượu bia từ cơ sở nhỏ cho đến nhà máy lớn phát triển ngày càng nhiều, sản phẩm dễ dàng tiếp cận đến người dân, tuy nhiên vẫn sẽ có những sản phẩm thiếu chất lượng gây hại cho sức khoẻ, gây ảnh hưởng xã hội. Vì vậy cần phải xác định được việc lạm dụng rượu bia sẽ góp phần giảm sự ảnh hưởng sức khỏe người dân từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp cho phù hợp trên nhóm đối tượng nguy cơ này trong thời gian tới. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ lạm dụng rượu bia và mối liên quan giữa các đặc điểm dân số - xã hội, hút thuốc với việc lạm dụng rượu bia ở nam giới trong độ tuổi 18 – 60 tại Thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả 420 nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi được lựa chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Nghiên cứu đã sử dụng công cụ AUDIT để đánh giá việc lạm dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu. Và mô hình hồi quy Poisson đa biến được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố liên quan với việc lạm dụng rượu bia của họ. Kết quả: Tỷ lệ có sử dụng rượu bia trong 1 năm qua của 420 nam giới tham gia nghiên cứu là 89,5%. Trong đó có 33% số người tham gia nghiên cứu lạm dụng rượu bia. Yếu tố liên quan với việc lạm dụng rượu bia là nghề nghiệp, nơi khám sức khỏe, hút thuốc và người thân phàn nàn về việc sử dụng rượu bia. Kết luận: Tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở nam giới trong độ tuổi từ 18- 60 tại Thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp sau nghiên cứu hiện tại đang ở mức cao, đây là vấn đề mà các ban ngành địa phương cần phải chú ý quan tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2014) Global status report on alcohol and health 2014, Geneva, pp. 46-48.
2. Word Health Organization (2018) Global status report on alcohol and health 2018, WHO, pp.1-472.
3. Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh (2019) Báo cáo số liệu tai nạn giao thông và bệnh không lây năm 2019, tr. 2-5.
4. Trịnh Vũ (2016) Thực trạng uống rượu của nam giới từ 15 – 60 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2016. Luận Văn Thạc Sĩ Y Tế Công Cộng, Đại học Y Tế Công Cộng.
5. Trần Minh Đức (2017) Thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu bia chưa hợp lý ở nam giới từ 15-65 tuổi tại phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi năm 2017.Luận Văn Tốt Nghiệp Bác sỹ Y Học Dự Phòng, Đại học Y Dược TP.HCM.
6. Nguyễn Hiền Vương (2014) Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của nam giới trong độ tuổi 15-60 tại xã Ninh Hiệp – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội năm 2014. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Tế Công Cộng.
7. G. Hagger-Johnson, S. Sabia, E. J. Brunner, et al. (2013) "Combined impact of smoking and heavy alcohol use on cognitive decline in early old age: Whitehall II prospective cohort study". Br J Psychiatry, 203(2), 120-5.
8. W. M. Doyon, Y. Dong, A. Ostroumov, A. M. Thomas, T. A. Zhang, J. A. Dani (2013) "Nicotine decreases ethanol-induced dopamine signaling and increases self-administration via stress hormones". Neuron, 79(3), 530-40.
9. Vũ Hồng Hạnh (2018) Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của nam sinh viên tại hai trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Tam Điệp, Ninh Bình năm 2018.Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Tế Công Cộng.