GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ RÁCH SỤN CHÊM KHỚP GỐI DO CHẤN THƯƠNG

Phùng Anh Tuấn1,2,, Hoàng Thị Xuân Minh3
1 Bệnh viện Quân Y
2 Học viện Quân Y
3 Bệnh viện Thể thao Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn chêm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 102 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 6/2021 đến 6/2022. So sánh kết quả CHT với nội soi dựa trên bảng ma trận 2x2. Kết quả: Chẩn đoán rách SCT, CHT có Se 86,9%, Sp 96,4%. Chẩn đoán rách SCN, CHT có Se 84,2%, Sp 98,4%. Đối với các thể rách SC, giá trị của CHT lần lượt là: rách dọc Se 80,8%, Sp 98,3%, rách ngang Se 82,4%, Sp 98,8%, rách tỏa vòng Se 57,1%, Sp 98,9%, rách phức tạp Se 90%, Sp 98,9%. Kết luận: CHT rất có giá trị trong đánh giá tổn thương sụn chêm ở bệnh nhân chấn thương khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Việt Nam (2013). Đối chiếu chẩn đoán giữa lâm sàng với cộng hưởng từ với nội soi về tổn thương sụn chêm và dây chằng chéo khớp gối. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chaudhuri S, Joshi P, M G (2013). Role of MRI in evaluation of traumatic knee injuri. Journal of evolution of medical and dental sciences, 2(7):765-771.
3. Gupta MK, Rauniyar RK, Karn NK, Sah PL, Dhungel K, K A (2014). MRI evaluation of knee injury with arthroscopic. J Nepal Health Res Counc, 12(1):63-67.
4. Huysse WC, Verstraete K L, Verdonk PC, R V (2008). Meniscus imaging. Semin Musculoskelet Radiol, 12:318-333.
5. Jee WH, McCauley TR, Kim JM, Jun DJ, Lee YJ, Choi BG, et al. (2003). Meniscal tear configurations: Categorization with MR imaging. American journal of roentgenology, 180:93-97.
6. Đặng Thị Ngọc Anh, Vũ Long, Phạm Minh Thông và cộng sự (2020). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5Tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối. Điện quang Việt Nam, 41:86-92.
7. Saseendran R, Shameem Ahamed M, Mohanan K, JP V (2018). MRI with arthroscopic correlation in meniscal injuries of knee. International journal of contemporary medicine surgery and radiology, 3(2):70-73.
8. Greis PE, Bardana DD, Holmstrom MC, RT B (2002). Meniscal injury: I. Basic science and evaluation. Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons, 10:168-176.
9. Nguyễn Ngọc Thái (2010). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn chêm khớp gối do chấn thương. Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Học viện Quân y.
10. Harper KW, Helms CA, HS L, LD H (2004). Radial meniscal tears: significance, incidence, and MR appearance. American journal of roentgenology, 185(6):1429-1434.