CHI PHÍ TRỰC TIẾP DÀNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO TẠI TRUNG TÂM THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2021

Doãn Thị Huyền1,, Nguyễn Văn Tuận 1,2, Hoàng Văn Minh3
1 Trung tâm thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Dược Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ước tính chi phí trực tiếp dành cho điều trị nội trú của người bệnh đột quỵ nhồi máu não tại Trung tâm Thần Kinh Bệnh viện Bạch Mai, năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 500 người bệnh (NB) bị đột quỵ nhồi máu não cấp, điều trị tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/07/2021 đến 31/12/2021. Kết quả: Chi phí y tế trực tiếp dành cho điều trị nội trú của người bệnh đột quỵ nhồi máu não trung bình là 10.519 ± 7.268 nghìn đồng, trong đó chi phí cho giường bệnh cao nhất là 3.643 ± 2.980 nghìn đồng, chi phí cho thuốc: 2.839 ± 3.037 (thuốc tiêu sợi huyết chi phí nhiều nhất là 17.206±5.960) nghìn đồng. Trong các dịch vụ đã được sử dụng, chi phí cho vật tư thấp nhất 118 ± 77 nghìn đồng, chi phí cho xét nghiệm cận lâm sàng cao nhất là về hình ảnh (xquang, CT, MRI) trung bình 1.499±1.222 nghìn đồng. Có sự khác biệt về mức chi phí trung bình trong các nhóm NB có tỷ lệ được BHYT thanh toán khác nhau. NB được thanh toán BHYT 100% có chi phí trung bình là 11.842±7.977 nghìn đồng, chi phí trung vị là 9.186 nghìn đồng, cao hơn chi phí của NB có tỷ lệ được BHYT thanh toán 95%, 80%, 40% và 0% với chi phí trung bình lần lượt là 11.670±8.930 nghìn đồng, 10.743±7.217 nghìn đồng, 8.518±5.478 nghìn đồng và 9.566±6.363 nghìn đồng (p<0.05). Kết luận: Chi phí trực tiếp dành cho điều trị nội trú của người bệnh đột quỵ nhồi máu não tại Trung tâm Thần Kinh Bệnh viện Bạch Mai, năm 2021 dao động cao nhất 39.753 đến 3.326 nghìn đồng. Người bệnh BHYT tùy mức hưởng có ảnh hưởng có lợi đến sự thay đổi chi phí điều trị, có thể giảm 2,9% tổng chi phí điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mira Katan, MD, MS Andreas Luft, MD, Global Burden of Stroke, Semin Neurol 2018;38:208–211
2. Namfon Sribundit, Arthorn Riewpaiboon, Usa Chaikledkaew et al., (2017), Cost of acute care for ischemic stroke in Thailand, Vol 48 No. 3 May 2017, pp: 628-640.
3. Nguyễn Quỳnh Anh, Võ Văn Tân (2021), Chi phí trực tiếp cho đợt điều trị nội trú nhóm bệnh đột quỵ cấp tại khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 03-2021), tr 19-27.
4. Ngô Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Kim Liên, Phạm Lan Trân. Chi phí điều trị đột quỵ tại Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16. 2012.
5. Gioldasis G, Talelli P, Chroni E, Daouli J, Papapetropoulos T, Ellul J (2008), In-hospital direct cost of acute ischemic and hemorrhagic stroke in Greece, Acta Neurol Scand 2008: 118: 268–274.
6. Kushal Agrawal, Nirmal Surya, Hitav Someshwar (2020), The Care And Cost of Acute Ischemic Stroke in a Stroke Unit of a Tertiary Care Hospital in Mumbai, Article January 2020, DOI: 10.31021/jnn.20203143
7. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn và xử trí đột quỵ não, Quyết định số 5331/QD-BYT ngày 23/12/2020.
8. Dawei Zhu, Xuefeng Shi, Stephen Nicholas, Siyuan Chen, Ruoxi Ding, Lieyu Huang, Yong Ma, Ping He (2022), Medical Service Utilization and Direct Medical Cost of Stroke in Urban China, Int J Health Policy Manag 2022, 11(3), 277-286.
9. Wai Leng Chow, MBBS (Singapore), GDFM (Singapore), Aung Soe Tin, MBBS (Myanmar), MMed Public Health (Singapore), Amutha Meyyappan, MSocSci (Singapore) (2010), Factors Influencing Costs of Inpatient Ischaemic Stroke Care in Singapore, Proceedings of Singapore Healthcare Volume 19, Number 4, 2010, pp: 283-291.