ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN DO ANGIOSTRONGYLUS CANTONENSIS TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Thị Thanh THủy 1, Nguyễn An Nghĩa2,3,
1 Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh
2 Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) do Angiostrongylus cantonensis ở trẻ em là một bệnh lý ngày càng được quan tâm trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu khảo sát về bệnh lý này ở trẻ em.Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ trẻ từ 1 tháng-16 tuổi được chẩn đoán xác định VMNTBCAT do A. cantonensis tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Từ 01/2016 đến 01/2020 có 32 trẻ viêm màng não do A. cantonensis đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. 31 trường hợp được xác định bằng RT-PCR trong dịch não tủy, 1 ca huyết thanh học dương tính. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, cao nhất vào tháng 8 hàng năm (84,4%). Độ tuổi mắc bệnh nhỏ nhất là 13 tháng, lớn nhất là 14 tuổi 5 tháng, trung vị tuổi là 5,5 tuổi. Đa số bệnh nhân đến từ các tỉnh vùng Tây Nam Bộ, tỉnh Cà Mau chiếm tỷ lệ bệnh nhân nhập viện cao nhất (12,5%). 6 bệnh nhi xác định được bệnh sử liên quan đến ký chủ trung gian. Thời gian ủ bệnh trung bình là 22 ngày. 29 bệnh nhi (90,6%) khởi phát triệu chứng trong vòng 14 ngày trước nhập viện. Không trường hợp nào được chẩn đoán VMNTBCAT do A. cantonensis trước nhập viện. 8 ca được chẩn đoán nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Kết luận: VMNTBCAT do A. cantonensis có thể gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Trong vùng dịch tễ, các bác sĩ lâm sàng cần nghi ngờ đến bệnh khi có các yếu tố nguy cơ với bệnh sử diễn tiến cấp và bán cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shan L (2011). Epidermiology of Angiostrongylus cantonensis and eosinophilic meningitis in the People's Republic of China, Doctoral Thesis - University of Basel, pp. 5-176.
2. Graeff-Teixeira C, da Silva ACA, Yoshimura K (2009). Update on eosinophilic meningoencephalitis and its clinical relevance. Clinical microbiology reviews, 22(2):322-348.
3. Hwang KP, Chen ER (1991). Clinical studies on angiostrongyliasis cantonensis among children in Taiwan. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 22:194-199.
4. Sawanyawisuth K, Chindaprasirt J, Senthong V, et al. (2013). Clinical manifestations of Eosinophilic meningitis due to infection with Angiostrongylus cantonensis in children. Korean J Parasitol, 51(6):735-738.
5. Phạm Thị Hải Mến, Nguyễn Trần Chính, Lê Thị Xuân (2007). Viêm màng não do Angiostrongylus cantonensis tại bệnh viện Nhiệt Đới từ 2002 đền 2005. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(1):416-421.
6. Hồ Thị Hoài Thu, Trương Hữu Khanh, Hồ Đặng Trung Nghĩa (2017). Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(3):102-107
7. McBride A, Chau TTH, Hong NTT et al. (2017). Angiostrongylus cantonensis is an important cause of eosinophilic meningitis in Southern Vietnam. Clinical infectious diseases, 64(12):1784-1787