ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SÂU RĂNG BẰNG VECNI FLUOR CHO MỘT NHÓM TRẺ 2-4 TUỔI TẠI VĨNH PHÚC

Nguyễn Phương Huyền1, Vũ Lê Hà2, Nguyễn Thị Hạnh1, Hoàng Bảo Duy3,
1 Bệnh viện răng hàm mặt trung ương
2 rawvieenj đào tạo răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội
3 Viện đào tạo răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trên 758 trẻ em tại tỉnh Vĩnh Phúc, tuổi từ 2-4 tuổi, học tại 1 số trường mầm non tại tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu: mô tả và đánh giá tình trạng sâu răng trước và sau dự phòng ở một nhóm trẻ 2-4 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và Nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng. Kết quả: Tỷ lệ trẻ 2-4 tuổi mắc sâu răng là 71,4%; dmft: 5,63±5,46; dmfs: 8,58±10,27; Sau can thiệp Vecni fluor, có 47,2% mặt răng tổn thương mức 1 và mức 2 có trở về mức bình thường mức 0, 31,4% mặt răng vẫn ở mức 1 và mức 2, 21.4% mặt răng chuyển sang mức nặng hơn là mức 3-6. Kết luận: Hiệu quả vecni fluor trên mặt nhẵn và mặt nhai là khác nhau ở cùng mức độ tổn thương: sâu răng mức 1,2 nằm trên mặt nhẵn tiến triển tốt hơn tổn thương nằm trên mặt nhai, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở mặt nhẵn, tỷ lệ tổn thương trở về bình thường ở mức bình thường là 72.9% với mức 1 và 49.5% với mức 2. Trong khi đó ở mặt nhai, chỉ có 36.5% tổn thương mức 1 và 9.1% tổn thương mức 2 trở về bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jiang, E.M., et al., Prevention of early childhood caries (ECC) through parental toothbrushing training and fluoride varnish application: a 24-month randomized controlled trial. J Dent, 2014. 42(12): p. 1543-50.
2. Munoz-Millan, P., et al., Effectiveness of fluoride varnish in preventing early childhood caries in rural areas without access to fluoridated drinking water: A randomized control trial. Community Dent Oral Epidemiol, 2018. 46(1): p. 63-69.
3. Agouropoulos, A., et al., Caries-preventive effectiveness of fluoride varnish as adjunct to oral health promotion and supervised tooth brushing in preschool children: a double-blind randomized controlled trial. J Dent, 2014. 42(10): p. 1277-83.
4. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn, Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí y học thực hành, 2011. 799(12): p. 56-59.
5. Thủy, N.B., Nghiên cứu thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh tiểu học tỉnh Bắc Cạn. 2010, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội, tr. 43-46.
6. Trương Văn Bang, Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố ảnh hưởng ở học sinh từ 6 đến 11 tại Trường tiểu học Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội năm 2014 2014: Hà Nội, tr. 34-50.
7. Huong, D.M., L.T.T. Hang, and P.T.T. Hien, Tình trạng sâu răng sớm tại trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên theo ICDAS II.