TẦN SUẤT, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN PHẪU THUẬT TIM HỞ

Nguyễn Lê Phước1, Lê Minh Khôi2,
1 Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tần suất, các yếu tố nguy cơ và ý nghĩa tiên lượng của rối loạn chức năng tâm thu thất phải (RLCNTTTP) ở bệnh nhân người lớn được phẫu thuật tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả có phân tích trên bệnh nhân (BN) được phẫu thuật tim hở tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 105 BN. Tỉ lệ BN có đủ cả ba thông số của RLCNTTTP chiếm 29,5%, trong khi nếu chỉ tính một thông số thì tỉ lệ cao nhất là 87,6%. Các yếu tố nguy cơ của RLCNTTTP sau mổ gồm suy giảm chức năng thất phải trước mổ, rung nhĩ, kháng đông, mức độ hở van ba lá, diện tích thất phải cuối kỳ tâm trương trước mổ. RLCNTTTP làm tăng các chỉ điểm của bệnh nặng trong giai đoạn hồi sức như thời gian sử dụng thuốc vận mạch, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện. Kết luận: RLCNTTTP thường gặp sau phẫu thuật tim hở và có ý nghĩa tiên lượng nặng trong giai đoạn hồi sức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Khôi. Tương quan giữa TAPSE và FAC trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016; 20(1):225-229.
2. Lê Minh Khôi, Phan Vũ Anh Minh, Phan Văn Thuận và cộng sự. Rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim ở bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2020; 24(2):176-182.
3. Bootsma IT, de Lange F, Koopmans M, et al. Right Ventricular Function After Cardiac Surgery Is a Strong Independent Predictor for Long-Term Mortality. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2017; 31(5):1656-1662.
4. Costachescu T, Denault A, Guimond JG, et al. The hemodynamically unstable patient in the intensive care unit: hemodynamic vs. transesophageal echocardiographic monitoring. Crit Care Med. 2002; 30(6):1214-1223.
5. Haddad F, Couture P, Tousignant C, et al. The right ventricle in cardiac surgery, a perioperative perspective: I. Anatomy, physiology, and assessment. Anesth Analg. 2009; 108(2):407-421.
6. Haddad F, Denault AY, Couture P, et al. Right ventricular myocardial performance index predicts perioperative mortality or circulatory failure in high-risk valvular surgery. J Am Soc Echocardiogr. 2007; 20(9):1065-1072.
7. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V, et al. Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr. 2015; 28(1):1-39.
8. Maslow AD, Regan MM, Panzica P, et al. Precardiopulmonary bypass right ventricular function is associated with poor outcome after coronary artery bypass grafting in patients with severe left ventricular systolic dysfunction. Anesth Analg. 2002; 95(6):1507-1518.