TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

Phùng Thị Chuyên 1,, Phạm Thị Minh Phương2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tổn thương phổi và phân tích một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống (XCBHT). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân được chẩn đoán XCBHT theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2013 tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 01/2020 đến tháng 07/2022. Kết quả: Tổn thương phổi kẽ chiếm 80,2%, tăng áp động mạch phổi chiếm 48,1%, phối hợp cả TTPK và TAĐMP 34,5%. Rối loạn thông khí hạn chế 60,5%, FVC 77,06±18,04. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm Rodnan giữa bệnh nhân XCBHT có TAĐMP và không có TAĐMP (18,4 và 14,3 tương ứng; p= 0,023). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số FVC (72,9% và 93,8%; p=0,02); RLTKHC (OR=0,23 và p=0,008); Scl-70 (OR=0,29 và p=0,03); điểm Rodnan (OR=4,61và p=0,009) giữa bệnh nhân XCBHT có TTPK và không có TTPK. Có nguy cơ giảm FVC ở bệnh nhân có Scl-70 dương tính (OR= 0,37 và p=0,037). Có mối tương quan giữa FVC và điểm Rodnan (p=0,00). Kết luận: Tổn thương phổi kẽ (TTPK) và tăng áp lực động mạch phổi (TAĐMP) là hai biểu hiện chính của tổn thương phổi. Có mối tương quan giữa điểm Rodnan, tự kháng thể Scl-70 với  các tổn thương phổi trên bệnh XCBHT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gatta G, Di Grezia G, Iacomino A, et al. HRCT in systemic sclerosis: correlation between respiratory functional indexes and extension of lung failure. J Biol Regul Homeost Agents. 2013;27(2):579-587.
2. Lo Monaco A, Bruschi M, La Corte R, Volpinari S, Trotta F. Epidemiology of systemic sclerosis in a district of northern Italy. Clin Exp Rheumatol. 2011;29(2 Suppl 65):S10-14.
3. Trad S, Amoura Z, Beigelman C, et al. Pulmonary arterial hypertension is a major mortality factor in diffuse systemic sclerosis, independent of interstitial lung disease. Arthritis Rheum. 2006;54(1):184-191. doi:10.1002/ art.21538
4. Karassa FB, Ioannidis JPA. Mortality in systemic sclerosis. Clin Exp Rheumatol. 2008;26(5 Suppl 51):S85-93.
5. Walker UA, Tyndall A, Czirják L, et al. Clinical risk assessment of organ manifestations in systemic sclerosis: a report from the EULAR Scleroderma Trials And Research group database. Ann Rheum Dis. 2007; 66(6): 754-763. doi:10.1136/ard.2006.062901
6. Peyman Mottaghi, Marzieh Daneshbodi, Mansoor Karimifar. Correlation between autoantibodies and internalorgans involvement in Iranian systemic sclerosispatients. Published online 2021.
7. Hikmat IH, Ramdhini SS, Soekersi H, Dewi S. Correlation between Interstitial Lung Disease Morphology Scores Based on High-resolution Computed Tomography Chest and Skin Fibrosis Degree Based on Modified Rodnan’s Skin Score on Systemic Sclerosis. Acta Medica Indones. 2021;53(3):254-260.
8. Matsuda KM, Yoshizaki A, Kuzumi A, et al. Skin thickness score as a surrogate marker of organ involvements in systemic sclerosis: a retrospective observational study. Arthritis Res Ther. 2019;21(1):129. doi:10.1186/s13075-019-1919-6