SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Lê Thanh Dũng1,2,, Nguyễn Thị Kim Dung3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học dược ĐH Quốc gia HN
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính (PPV) và giá trị dự đoán âm tính (NPV) của siêu âm và cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán viêm ruột thừa (VRT) ở phụ nữ có thai (PNCT). Phương tiện và phương pháp: Số liệu của 52 PNCT lâm sàng nghi ngờ VRT đã được siêu âm và chụp cộng hưởng từ ổ bụng 1.5 Tesla. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và phẫu thuật và giải phẫu bệnh. Đối với bệnh nhân không phẫu thuật, dựa vào kết quả theo dõi bệnh nhân. Tính toán các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV và NPV của  siêu âm và CHT trong chẩn đoán VRT. Kết quả: Khả năng quan sát thấy ruột thừa trên CHT là 90,38% cao hơn đáng kể so với siêu âm là 28,85%. Các giá trị Se, Sp, PPV, NPV của CHT lần lượt là 92,3%, 94,9%, 85,7%, 97,4% và của siêu âm là 53,8%, 97,4%, 87,5%, 86,4%. Kết luận: CHT có giá trị tốt hơn trong việc chẩn đoán VRT ở PNCT so với siêu âm. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán VRT ở PNCT bị hạn chế chủ yếu do không quan sát thấy ruột thừa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andersen B. và Nielsen T.F. (1999). Appendicitis in pregnancy: diagnosis, management and complications. Acta Obstet Gynecol Scand, 78(9), 758–762.
2. Shin I., An C., Lim J.S. và cộng sự. (2017). T1 bright appendix sign to exclude acute appendicitis in pregnant women. Eur Radiol, 27(8), 3310–3316.
3. Pritchard J.A. và Rowland R.C. (1964). Blood volume changes in pregnancy and the puerperium. Iii. Whole body and large vessel hematocrits in pregnant and nonpregnant women. Am J Obstet Gynecol, 88, 391–395.
4. Israel G.M., Malguria N., McCarthy S. và cộng sự. (2008). MRI vs. ultrasound for suspected appendicitis during pregnancy. Journal of Magnetic Resonance Imaging, 28(2), 428–433.
5. Pedrosa I., Lafornara M., Pandharipande P.V. và cộng sự. (2009). Pregnant patients suspected of having acute appendicitis: effect of MR imaging on negative laparotomy rate and appendiceal perforation rate. Radiology, 250(3), 749–757.
6. Lehnert B.E., Gross J.A., Linnau K.F. và cộng sự. (2012). Utility of ultrasound for evaluating the appendix during the second and third trimester of pregnancy. Emerg Radiol, 19(4), 293–299.
7. Lim H.K., Bae S.H., và Seo G.S. (1992). Diagnosis of acute appendicitis in pregnant women: value of sonography. American Journal of Roentgenology, 159(3), 539–542.
8. Incesu L., Coskun A., Selcuk M.B. và cộng sự. (1997). Acute appendicitis: MR imaging and sonographic correlation. American Journal of Roentgenology, 168(3), 669–674.