ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN THÀNH SAU

Văn Tân Nguyễn 1,2,, Văn Vinh Châu 1, Thị Kim Phượng Lê 1, Văn Tuyến Đỗ 1, Long Bùi 3
1 Bệnh viện Thống Nhất TP HCM
2 Trường Đại học Y Dược TP HCM
3 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và một số đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên thành sau tại Bệnh viện Thống Nhất - TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và phân tích trên tất cả bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên thành saunhập viện điều trị tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2017 đến 6/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 61,0±12,7 (tuổi). Tỉ lệ NMCT cấp ST chênh lên thành saulà 20,5%. Choáng tim chiếm tỉ lệ 22,7%. ĐMV thủ phạm là nhánh LCx 59,1%, RCA 40,9%, nhánh RCA chiếm ưu thế hơn nhánh LCx (61,4% so với 38,6%, p=0,037). Nhánh LCx có vị trí tổn thương thường gặp là đoạn giữa 48%, tổn thương típ C 56%, dòng chảy TIMI 0 là 44%; trong khi đó vị trí tổn thương thường gặp trên nhánh RCA là đoạn gần 47,4%, típ C 63,2%, dòng chảy TIMI 0 là 36,8%. Kết luận: Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên thành sau chiếm hơn 1/4 các trường hợp nhồi máu cơ tim ST chênh lên nhập viện. Tổn thương thủ phạm là động mạch vành mũ trong phần lớn các trường hợp, với vị trí tổn thương thường gặp là tại đoạn giữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van Gorselen EO, Verheugt FW, Meursing BT, Oude Ophuis AJ, (2007), Posterior myocardial infarction: the dark side of the moon, Neth Heart J;15(1):16-21.
2. Hasdai D, Birnbaum Y, Herz I, et al (1995), ST segment depression in laterallimb leads ininferior wall acute myocardial infarction. Implicationsregarding the culprit artery and the site of obstruction, Eur Heart J; 16:1549–53.
3. Matetzky S, Freimark D, Feinberg MS, et al (1999), Acute myocardial infarctionwith isolated ST-segment elevation in posterior chest leads V7 –9: “hidden” ST-segment elevations revealing acute posterior infarction, JAm Coll Cardiol; 34:748–53.
4. Ibanez B, James S, Agewall S, Antunes MJ, et al (2018), ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation.Kardiol Pol,76(2):229-313.
5. Din I, Adil M, Hameedullah, Faheem M, Abbas F (2014), Accuracy of 12 lead ECG for diagnosis of posterior myocardial infarction, J Postgrad Med Inst; 28(2):145-8.
6. Miquel VB, Alba M, Victor GH, Francisco JN, et al (2019), Electrocardiographic Distinction of Left Circumflex and Right Coronary Artery Occlusion in Patients With Inferior Acute Myocardial Infarction, Am J Cardiol; 123(7): 1019-1025.
7. Kosuge M, Kimura K, Ishikawa T, et al (1998), New electrocardiographiccriteria for predicting the site of coronary artery occlusion in inferior wallacute myocardial infarction, Am J Cardiol; 82:1318–22
8. Wung SF, Drew BJ, (2001), New electrocardiographic criteria for posterior wall acute myocardial ischemia validated by a percutaneous transluminal coronary angioplasty model of acute myocardial infarction, Am J Cardiol; 87(8):970-4.