ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ MẮC VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG DO S. PNEUMONIAE TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019-2020

Đinh Dương Tùng Anh1,2,, Nguyễn Thị Giang3, Đinh Hoàng Dương4
1 Bộ môn Nhi Đại học y dược Hải Phòng
2 Khoa hô hấp Bệnh viện trẻ em Hải Phòng
3 Bộ môn nhi ĐH y dược Hải Phòng
4 Khoa địa lý Đại học sư phạm HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thiết kế hồi cứu mô tả với mục tiêu sau: mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) do phế cầu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020, đồng thời làm rõ đặc tính kháng kháng sinh in vitro của loại vi khuẩn gây bệnh này. Nghiên cứu đã phân tích 208 hồ sơ bệnh án VPCĐ có kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu dương tính với phế cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy VPCĐ do phế cầu ở trẻ em thường gặp ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi, ở trẻ nam hơn trẻ nữ, ở trẻ đến từ vùng ngoại thành nhiều hơn từ vùng nội thành. Bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân với các triệu chứng thường gặp là ho, thở nhanh, phổi có ran ẩm, hình ảnh tổn thương Xquang ngực của viêm phế quản phổi. Phế cầu gây VPCĐ còn nhạy cảm cao với một số kháng sinh như amoxicillin/ acid clavulanic, các kháng sinh thuộc nhóm cefalosporin thế hệ 3 và 4, các kháng sinh nhóm carbapenem và nhạy cảm 100% với vancomycin, tuy nhiên đã kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm macrolid, co-trimoxazol và oxacilin phế cầu. So với bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ viêm phổi nặng do phế cầu tại BVTEHP thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takeuchi N, Naito S, Ohkusu M, et al. Epidemiology of hospitalised paediatric community-acquired pneumonia and bacterial pneumonia following the introduction of 13-valent pneumococcal conjugate vaccine in the national immunisation programme in Japan. Epidemiology and Infection. 2020;148:e91. e91. doi:10.1017/S0950268820000813
2. Shah BA, Singh G, Naik MA, Dhobi GN. Bacteriological and clinical profile of Community acquired pneumonia in hospitalized patients. Lung India. 2010;27(2):54-57. doi:10.4103/0970-2113.63606
3. Bénet T, Sánchez Picot V, Messaoudi M, et al. Microorganisms Associated With Pneumonia in Children <5 Years of Age in Developing and Emerging Countries: The GABRIEL Pneumonia Multicenter, Prospective, Case-Control Study. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. Aug 15 2017;65(4):604-612. doi:10.1093/cid/cix378
4. Zhao W, Pan F, Wang B, et al. Epidemiology Characteristics of Streptococcus pneumoniae From Children With Pneumonia in Shanghai: A Retrospective Study. Frontiers in cellular and infection microbiology. 2019;9:258. doi:10.3389/fcimb.2019.00258
5. Quyệt NĐ. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương 2015 - 2018. Luận án Tiến sĩ Y học. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương; 2022.
6. Toikka P, Virkki R, Mertsola J, Ashorn P, Eskola J, Ruuskanen O. Bacteremic pneumococcal pneumonia in children. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. Sep 1999;29(3):568-72. doi:10.1086/598635
7. Torumkuney D, Van PH, Thinh LQ, et al. Results from the Survey of Antibiotic Resistance (SOAR) 2016-18 in Vietnam, Cambodia, Singapore and the Philippines: data based on CLSI, EUCAST (dose-specific) and pharmacokinetic/pharmacodynamic (PK/PD) breakpoints. The Journal of antimicrobial chemotherapy. Apr 1 2020;75(Suppl 1):i19-i42. doi:10.1093/jac/dkaa082
8. Khoa NT. Thực trạng sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Luận án Tiến sĩ Y học. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương; 2021.