XÂY DỰNG THANG ĐO KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TẠI NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Anh Thư1, Nguyễn Thị Thiện Trâm2, Thái Khắc Minh3,
1 Khoa dược ĐH Y dược TPHCM
2 Khoa Dược ĐH Y dược TPHCM
3 Khoa dược DH Y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ngày nay, với sự thay đổi trong quan niệm chăm sóc sức khoẻ, vai trò của thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng được đề cao và được coi là một trong những biện pháp thực hiện lối sống lành mạnh. Việc tìm hiểu về các kiến thức, thái độ, hành vi tiêu dùng là quan trọng nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng thang đo kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan hành vi tiêu dùng TPCN tại các nhà thuốc nội thành ở Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nhằm đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng. Đề tài sử dụng phương pháp định tính (tổng quan lý thuyết và mô hình hành vi tiêu dùng của Phillip Kotler để xây dựng thang đo ban đầu và phỏng vấn sâu để xây dựng thang đo sơ bộ) và định lượng (bao gồm kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA) để hiệu chỉnh thang đo sơ bộ, từ đó đánh giá sơ bộ độ tin cậy và tính giá trị của thang đo nhằm hoàn thiện thang đo chính thức. Đề tài đã xây dựng thang đo kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan hành vi tiêu dùng TPCN với 5 nhân gồm: (1) thái độ, (2) kiến thức, (3) niềm tin, (4) xã hội, (5) giá cả với 20 biến quan sát. Các biến khảo sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 và tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Phân tích EFA cho thấy thang đo xây dựng đạt chất lượng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. JF Hair, B Black, B Babin, RE Anderson. Multivariate data analysis 7th Pearson prentice hall. Upper Saddle River, NJ. 2010:629-686.
2. KA Bollen. Structural equations with latent variables. vol 210. John Wiley & Sons; 1989.
3. Tổng cục thống kê. Niên giám Thống kê. NXB Thống kê; 2020.
4. P Kotler, K Keller. Marketing management 14th edition. prentice Hall; 2011.
5. Hoàng Thị Phương Thảo, Phạm Ngọc Thanh Vân. Mức độ chấp nhận thực phẩm chức năng của người tiêu dùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. 2016;11(2):19-32.
6. Nhu-Ty Nguyen. Attitudes and repurchase intention of consumers towards functional foods in Ho Chi Minh city, Vietnam. International Journal of Analysis and Applications. 2020;18(2):212-242.
7. Nguyễn Thị Thu Sương, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Thoại Khanh, Trương Văn Đạt, Đặng Thị Kiều Nga, Nguyễn Thị Hải Yến. Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;502(1):196-202.