ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẾT LAM TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO HỌC CHẤT LỎNG

Tạ Thị Kim Liên1, Nguyễn Kim Đồng1,2,, Nguyễn Thị Nhung3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bãi Cháy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện và điều trị sớm qua sàng lọc tế bào học cổ tử cung trong cộng đồng. Có hai phương pháp được sử dụng trong sàng lọc tế bào học cổ tử cung là phương pháp phết lam truyền thống và tế bào học chất lỏng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các tổn thương tế bào học cổ tử cung. Đánh giá hiệu quả sàng lọc tế bào học cổ tử cung bằng phương pháp phết lam truyền thống và tế bào học chất lỏng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 16158 phụ nữ làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021 - 6/2022. Trong đó 12938 mẫu bệnh phẩm được xử lý bằng phương pháp phết lam truyền thống, 3220 mẫu bệnh phẩm được xử lý bằng phương pháp tế bào học chất lỏng. Tất cả các mẫu bệnh phẩm được nhuộm màu bằng kỹ thuật Papanicolaou và chẩn đoán theo tiêu chuẩn Bethesda 2014. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0. Kết quả: Độ tuổi trung bình của phụ nữ thực hiện sàng lọc tế bào học cổ tử cung là 39,32 ± 9,19 tuổi. Tỉ lệ phát hiện tế bào bất thường biểu mô là 3,24% (523/16158 trường hợp). Phương pháp tế bào học chất lỏng có khả năng phát hiện bất thường biểu mô tốt hơn so với phương pháp phết lam truyền thống (p=0,037, OR=1,245). Kết luận: Phương pháp tế bào học chất lỏng cho phép phát hiện các tổn thương biểu mô cổ tử cung tốt hơn so với phương pháp phết lam truyền thống. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng rộng rãi phương pháp tế bào học chất lỏng trong sàng lọc tế bào học cổ tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Văn Hợp, Lê Trung Thọ (2020). Tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung và yếu tố nguy cơ. Tạp chí Y học Việt Nam; 497; 14-20.
2. World Health Organization (‎2014)‎. WHO guidelines for treatment of cervical intraepithelial neoplasia 2-3 and adenocarcinoma in situ: cryotherapy, large loop excision of the transformation zone, and cold knife conization.
3. Breslow L, Wilner D, Agran L et al (1977). A History of Cancer Control in the US, With Emphasis on the Period 1946–1971. Bethesda, MD: National Institutes of Health.
4. Phaliwong P, Pariyawateekul P, Khuakoonratt N et al (2018). Cervical Cancer Detection between Conventional and Liquid Based Cervical Cytology: a 6-Year Experience in Northern Bangkok Thailand. Asian Pac J Cancer Prev; 19(5):1331-1336.
5. Nayar, Ritu; Wilbur, David C (2015). The Bethesda System for Reporting Cervical Cytology. Springer.
6. Hashmi A A, Naz S, Ahmed O et all (2020). Comparison of Liquid-Based Cytology and Conventional Papanicolaou Smear for Cervical Cancer Screening: An Experience from Pakistan. Cureus; 12(12): e12293.
7. Hartmann K, Hall SA, Nanda K et al (2011). Systematic Evidence Review Number 25: Screening for Cervical Cancer. Rockville, MD: US Department of Health and Human Services.
8. Arbyn M, Bergeron C, Klinkhamer P et al (2008). Liquid compared with conventional cervical cytology: a systematic review and meta-analysis. Obstet Gynecol;111(1):167-77.