ÁP DỤNG THANG SIGMA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG PHƯƠNG PHÁP GIAI ĐOẠN TRONG XÉT NGHIỆM

Trịnh Thị Phương Dung1,, Nguyễn Thị Thanh Ngân1, Hoàng Thị Xuân2, Nguyễn Quỳnh Giao 1, Nguyễn Trần Phương1, Trần Thị Chi Mai1, Trần Thị Chi Mai1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá hiệu năng phương pháp giai đoạn trong xét nghiệm bằng phương pháp Six sigma. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu thập toàn bộ dữ liệu chạy nội kiểm, ngoại kiểm của các xét nghiệm Glucose, Urê, Creatinin, GOT, GPT trong vòng 06 tháng từ tháng 04/2021 đến tháng 09/2021 tại khoa khoa Xét nghiệm – Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn. Các thông số đánh giá bao gồm độ chụm, độ đúng và hiệu năng phương pháp trên thang điểm Six Sigma theo 2 nguồn dữ liệu khác nhau (Biến thiên sinh học và hướng dẫn của CLIA Hoa Kì). Kết quả: Hầu hết các xét nghiệm đều có sigma >3 trừ Ure ở cả 2 mức QC. Xét nghiệm GOT, GPT có sigma ở mức QC2 đạt đẳng cấp quốc tế. Kết luận: Phòng xét nghiệm đã thực hiện đánh giá hiệu năng phương pháp bằng phương pháp six sigma. Mỗi phòng xét nghiệm có thể sử dụng số liệu sigma như hướng dẫn cho chất lượng chiến lược kiểm soát và lập kế hoạch tần số QC cho phù hợp. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lippi G, Church S, et al. Preanalytical quality improvement: from dream to reality. ClinChem Lab Med.2011:1113-1126.
2. Llopis MA, Llovet MI, et al. Quality indicators and specifications for key analytical-extranalytical processes in the clinical laboratory. Five years’ experience using the Six Sigma concept. ClinChem Lab Med. 2011:463-470.
3. Westgard J. Six Sigma quality design and control. Westgard QC. Inc, Madison. 2006.
4. Nanda S.K. và Ray L. Quantitative application of sigma metrics in medical biochemistry. J Clin Diagn Res JCDR, 2013:7(12), 2689–2691.
5. Hens K, Armbruster D. và cộng sự. Sigma metrics used to assess analytical quality of clinical chemistry assays: importance of the allowable total error (TEa) target. Clin Chem Lab Med CCLM, 2014:52(7).
6. Adiga U.S, Preethika A, Swathi K. Sigma metrics in clinical chemistry laboratory–A guide to quality control. 2015.
7. Westgard J. Third edition Training in Statistical Quality Control for Medical Lab. Basic QC Practices. 2010.
8. Coskun A, Unsal I, Serteser M. và cộng sự. Six Sigma as a Quality Management Tool: Evaluation of Performance in Laboratory Medicine. 2010:247 - 261.