HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TIA PLASMA LẠNH TRONG HỖ TRỢ SAU NHỔ RĂNG KHÔN PHẪU THUẬT THEO PHÂN LOẠI PARANT II-III TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT CAO KHÁM CHỮA BỆNH RĂNG HÀM MẶT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thị Phương Thảo1,, Nguyễn Mạnh Phú2, Vũ Mạnh Tuấn3, Hà Ngọc Chiến4, Phạm Thị Kim Anh4, Tạ Thị Tươi4
1 Bệnh viện răng hàm mặt trung ương
2 Viện đào tạo răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội
3 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
4 2Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tia plasma lạnh trong hỗ trợ điều trị sau nhổ răng khôn phẫu thuật theo phân loại Parant II- III. Phương pháp nghiên cứu: 64 bệnh nhân có răng khôn hàm dưới được phân loại theo Parant II-III được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng. cả hai nhóm được phẫu thuật nhổ răng theo cùng một phương pháp. Sau đó nhóm can thiệp được sử dụng Plasma. Các bệnh nhân được theo dõi đánh giá tại các thời điểm sau 3 ngày, 1 tuần và 3 tuần dụa trên các chỉ số chỉ số mức độ đau (VAS), mức độ chảy máu,mức độ sưng nề. các tiêu chí đánh giá mức độ lành thương sau phẫu thuật (Tốt, khá, kém). Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ bệnh nhân không đau trong 3 ngày sau phẫu thuật ở nhóm sử dụng PlasmaMED cao gấp 3 lần (68,8%) so với nhóm không sử dụng PlasmaMED (21,9%). Tỷ lệ bệnh nhân không sưng nề sau 3 ngày phẫu thuật ở nhóm can thiệp là 31,3% trong khi nhóm chứng chỉ là 3,1%. Tỷ lệ số bệnh nhân không bị chảy máu trong 3 ngày sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp lên tới 96,9% trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng là 56,3%. Tỷ lệ lành thương đạt kết quả tốt sau nhổ răng ở nhóm can thiệp là 56,3% sau 3 ngày, 78,1% sau 1 tuần và lên tới 90,6% sau 3 tuần. Trong khi đó, ở nhóm chứng, tỷ lệ này lần lượt là 31,1%, 65,6% và 90,6%. Kết luận: Sử dụng tia plasma lạnh trong hỗ trợ điều trị phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới theo Parant II-III có hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Bá Anh Đức (2014), “ Đánh giá hiệu quả của ghép huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới khó”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú , Trường Đại học Y Hà Nội, tr 40-43.
2. Eggers B, Marciniak J, Memmert S, Kramer FJ, Deschner J, Nokhbehsaim M. The beneficial effect of cold atmospheric plasma on parameters of molecules and cell function involved in wound healing in human osteoblast-like cells in vitro. Odontology. Tháng Mười 2020;108(4):607–16.
3. Kleineidam B, Nokhbehsaim M, Deschner J, Wahl G. Effect of cold plasma on periodontal wound healing-an in vitro study. Clin Oral Investig. Tháng Tư 2019;23(4):1941–50.
4. Nguyễn Thị Thanh (2015), “ Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, chìm tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội 2015”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường ĐHY Hà Nội, tr 37-38, 77-78
5. Vũ Đức Nguyện. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm khó dưới gây mê nội khí quản, Luận văn tốt nghiệp BS CKII, Đại học Y Hà Nội.:2010.