ĐÁNH GIÁ THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ TỒN DƯ SAU PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO TRÊN MẮT ĐÃ PHẪU THUẬT LASIK ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

Trần Ngọc Khánh 1, Hoàng Trần Thanh 2
1 Bệnh viện mắt trung ương
2 Bệnh viện mắt Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thị lực và khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt đã phẫu thuật Lasik điều trị tật khúc xạ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 26 mắt của 19 người bệnh đã được phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo tại khoa Khám bệnh và điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Mắt trung ương. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không phối hợp trong quá trình thăm khám hoặc có tổn thương khác tại mắt và toàn thân. Đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Đo thị lực chưa chỉnh kính và chỉnh kính tối đa sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả và bàn luận: Độ tuổi trung bình: 43,38 ± 9,81. Độ tuổi thấp nhất là 25, cao nhất là 66. Thời gian phẫu thuật Lasik trung bình là 13,90 ± 4,72 năm. Thị lực trước mổ đều dưới 20/60. Trục nhãn cầu trung bình là 29,22 ± 2,79 mm. Công suất khúc xạ giác mạc trung bình: 37,21 ± 2,77 diop. Loạn thị giác mạc trước mổ là 1,77 ± 1,24. Công suất thể thủy tinh nhân tạo trung bình: 16,54 ± 5,07. Thị lực sau mổ tăng dần sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Thị lực chưa chỉnh kính logMAR trung bình là 0,46 ± 0,16 (20/60), thị lực chỉnh kính trung bình 0,23 ± 0,16 (20/30). Khúc xạ cầu tồn dư sau mổ: ± 0,5D; ± 0,75D; ± 1,0D chiếm lần lượt là 34,6%; 61,5% và 80,7%. Loạn thị sau mổ trung bình: 1,68 ± 1,20D. Kết quả tốt chiếm 53,8%,; đạt là 23,1% và không đạt là 23,1%. Kết luận: Kết quả thị lực của phẫu thuật Phaco trên mắt đã lasik điều trị tật khúc xạ ở thời điểm 3 tháng ở mức tốt và đạt chiếm 76,9%. Thị lực chỉnh kính tối đa ≥ 20/50 là 69,2%, khúc xạ tồn dư trong khoảng ± 1,0D là 80,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Krueger RR, Seiler T, Gruchman T, et al. Stress wave amplitudes during laser surgery of the cornea. Ophthalmology 2001;108:1070-4.
2. Mansour AM, Ghabra M. Cataractogenesis after Repeat Laser in situ Keratomileusis. Case Rep Ophthalmol 2012;3:262-5.
3. Abdelkawi SA, Ghoneim DF, Atoat W, et al. 193 nm ArF excimer laser and the potential risk for cataract formation. Journal of Applied Sciences Research 2010;6:796-805.
4. Costagliola C, Balestrieri P, Fioretti F, et al. Arf 193nm excimer laser corneal surgery and photo-oxidation stress in aqueous humor and lens of rabbit: one-month follow-up. Curr Eye Res 1996;15:355-61.
5. Müller-Stolzenburg N, Schründer S, Helfmann J, et al. Fluorescence behavior of the cornea with 193 nm excimer laser irradiation. Fortschr Ophthalmol 1990;87:653-8.
6. Xiao-Zhen Wang, Rui Cui, Xu-Dong Song. Comparison of the accuracy of intraocular lens power calculation formulas for eyes after corneal refractive surgery. Ann Transl Med. 2020 Jul;8(14):871. doi: 10.21037/atm-20-4624.
7. Daizong Wen, MD; Jinjin Yu, MD; Zhenhai Zeng, MD. Network Meta-analysis of No-History Methods to Calculate Intraocular Lens Power in Eyes with Previous Myopic Laser Refractive Surgery. J Refract Surg. 2020 Jul 1;36(7):481-490. doi: 10.3928/1081597X-20200519-04.
8. Trần Thị Phương Thu và cộng sự (2007). Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản trên bệnh nhân đặt kính AcrySof ReSTOR tại bệnh viện mắt tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(3), 35-41.