XÂY DỰNG CƠ SỞ LIÊN THÔNG XÉT NGHIỆM TSH, FT3, FT4 THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM MIỄN DỊCH RIQAS

Đào Thanh Hiền1,2, Nguyễn Thị Ngọc Hà 1, Văn Hy Triết1,3,, Phạm Thị Thanh An 4, Hà Mạnh Tuấn2
1 Đại học y dược TPHCM
2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM
3 Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM
4 Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Sử dụng kết quả ngoại kiểm để xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá khả năng liên thông của ba nhóm xét nghiệm hormone giáp TSH, FT3, FT4. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, dữ liệu ngoại kiểm cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ năm 2018 đến năm 2021. Giá trị bias (độ chệch),  hệ số biến thiên (CV) được thu thập từ kết quả ngoại kiểm hàng tháng và truy xuất nguồn gốc của chất hiệu chuẩn từ các kit xét nghiệm (giấy hướng dẫn kèm theo hộp thuốc). Kết quả: Từ 41 báo cáo ngoại kiểm cho mỗi nhóm xét nghiệm với hơn 2000 đơn vị xét nghiệm tham gia từ năm 2018-2021. Các phương pháp Siemens/DPC Immulite 1000, DiaSorin Liaison, SNIBE Maglumi, Tosoh là các nhóm phương pháp có CV% > 10% phổ biến nhất. Xét nghiệm FT3, FT4 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm phương pháp (p < 0,05) và các kết quả chấp nhận được giữa các hệ thống xét nghiệm khác nhau đối với TSH. Các giá trị cho khoảng tham chiếu trên và dưới của các hệ thống xét nghiệm miễn dịch khác nhau không có sự khác biệt đáng kể đối vớí TSH, FT3 nhưng khác biệt đối lớn ở FT4. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tính thống nhất của xét nghiệm TSH giữa các hệ thống xét nghiệm khác nhau là có thể chấp nhận được. Xét nghiệm FT3 và FT4 cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các nhóm khác nhau. Đặc biệt là FT4 khi có giá trị của các khoảng tham chiếu chênh lệch quá lớn. Sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa FT4 và kết quả TSH có thể cảnh báo các phòng xét nghiệm lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alexander EK, Pearce EN, Brent GA, et al. 2017 Guidelines of the American Thyroid Association for the Diagnosis and Management of Thyroid Disease During Pregnancy and the Postpartum. Thyroid. 2017;27(3): 315-389. doi: 10.1089/thy.2016.0457
2. Armbruster D. Metrological Traceability of Assays and Comparability of Patient Test Results. Clinics in Laboratory Medicine. 2017;37(1): 119-135 .doi: 10.1016/j.cll.2016.09.010
3. Plebani, M. Harmonization in laboratory medicine: the complete picture. Clin Chem Lab Med. 2013;51(4): 741-51. doi: 10.1515/cclm-2013-0075
4. Singh B, Goswami B, Gupta VK, et al. Application of sigma metrics for the assessment of quality assurance in clinical biochemistry laboratory in India: a pilot study. Indian J Clin Biochem. 2011; 26(2):131-5. doi: 10.1007/s12291-010-0083-1.
5. Thienpont LM, Van Uytfanghe K, Van Houcke S, et al. A Progress Report of the IFCC Committee for Standardization of Thyroid Function Tests. Eur Thyroid J. 2014;3(2): 109-16. doi: 10.1159/000358270.
6. Giovannini S, Zucchelli GC, Iervasi G, et al. Multicentre comparison of free thyroid hormones immunoassays: the Immunocheck study. Clin Chem Lab Med. 2011;49(10): 1669-76. doi: 10.1515/CCLM.2011.647
7. Zhang S, Cheng F, Wang H, et al. Comparability of thyroid-stimulating hormone immunoassays using fresh frozen human sera and external quality assessment data. PLoS One. 2021;16(6). doi: 10.1371/journal.pone.0253324
8. Barth JH, Luvai A, Jassam N, et al. Comparison of method-related reference intervals for thyroid hormones: studies from a prospective reference population and a literature review. Ann Clin Biochem. 2018;55(1):107-112. doi: 10.1177/0004563217691549