ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LIÊN THÔNG XÉT NGHIỆM CARCINOEMBRYONIC ANTIGEN, CANCER ANTIGEN 19-9, PROSTATE SPECIFIC ANTIGEN THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM RIQAS

Đào Thanh Hiền1,2, Nguyễn Thị Xuân Nhân1, Văn Hy Triết3,4,, Võ Nguyên Trung4,5, Hà Mạnh Tuấn2,5
1 Đại học y dược TPHCM
2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM cơ sở 2
3 ĐH y dược THPCM
4 Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cơ sở 2
5 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xét nghiệm dấu ấn ung thư ngày càng quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và quản lý ung thư. Tuy nhiên, một chất được xét nghiệm bằng các phương pháp hoặc thiết bị khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Trong khi đó, các quyết định lâm sàng phần lớn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm và người bệnh mong muốn rằng các phòng xét nghiệm (PXN) khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ đưa ra kết quả giống nhau. Do đó, chuẩn hóa và liên thông kết quả xét nghiệm là vấn đề cần thiết hiện nay để giảm thiểu sự khác nhau giữa các phương pháp, tạo điều kiện để các PXN công nhận kết quả của nhau và thống nhất việc áp dụng các hướng dẫn thực hành trên lâm sàng tốt; đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân và giảm chi phí chăm sóc y tế. Mục tiêu nghiên cứu: xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc liên thông xét nghiệm dấu ấn ung thư: carcinoembryonic antigen (CEA), cancer antigen 19-9 (CA 19-9), prostate specific antigen (PSA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các báo cáo kết quả ngoại kiểm xét nghiệm CEA, CA 19-9, PSA từ chương trình ngoại kiểm RIQAS được thu thập tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 2 từ năm 2018 đến năm 2021. Nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về nồng độ và độ chệch giữa các phương pháp tham gia. CA 19-9 là xét nghiệm có độ chệch lớn nhất và sự đồng thuận kém nhất (CV > 40%). Các xét nghiệm CEA và PSA có độ chệch thấp hơn, sự đồng thuận tốt hơn (CV trung bình lần lượt là 11,85% và 16,55%) và đa số từng phương pháp có CV < 10%. Tuy nhiên sự đồng thuận của ba xét nghiệm dấu ấn ung thư này có xu hướng được cải thiện từ năm 2018 đến năm 2021, nhất là xét nghiệm CA 19-9. Kết luận: Cả ba xét nghiệm dấu ấn ung thư đều có sự khác nhau giữa các phương pháp, nhất là CA 19-9. Xét nghiệm CA 19-9 và CEA cần thiết phải được chuẩn hóa và xét nghiệm PSA phải thực hiện liên thông để giảm thiểu sự khác nhau giữa các phương pháp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beastall, GH. Traceability in laboratory medicine: what is it and why is it important for patients?, eJIFCC 2018, 29: 242-247.
2. Foj, L., et al. Variability of assay methods for total and free PSA after WHO standardization, Tumour Biol, 2014. 35(3): 1867-73.
3. Garrido, M. M., et al. Comparison of Three Assays for Total and Free PSA Using Hybritech and WHO Calibrations, In Vivo, 2021. 35(6): 3431-3439.
4. La'ulu, S. L. and Roberts, W. L. Performance characteristics of five automated CA 19-9 assays, Am J Clin Pathol, 2007. 127(3): 436-40.
5. Miller, W. G. and Greenberg, N. Harmonization and Standardization: Where Are We Now?, J Appl Lab Med, 2021. 6(2): 510-521.
6. Singh, B., et al. Application of sigma metrics for the assessment of quality assurance in clinical biochemistry laboratory in India: a pilot study, Indian J Clin Biochem, 2011. 26(2): 131-5.
7. Stephan, C., et al. Interchangeability of measurements of total and free prostate-specific antigen in serum with 5 frequently used assay combinations: an update, Clin Chem, 2006. 52(1): 59-64.
8. Sturgeon, C. Standardization of tumor markers - priorities identified through external quality assessment, Scand J Clin Lab Invest Suppl, 2016. 245: S94-9.
9. Zhang, K., et al. A long way to go for the harmonization of four immunoassays for carcinoembryonic antigen, Clin Chim Acta, 2016. 454:15-9.