TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIÊM CARABELLI VÀ CHU VI THÂN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI HÀM TRÊN TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA

Kim Khang Huỳnh 1,, Châu Bửu Lộc Trương 1
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli và chu vi thân răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích, mẫu nghiên cứu gồm 45 răng cối lớn hàm trên (Carabelli độ 0 là 16 răng, dạng hố rãnh là 16 răng, dạng núm là 13 răng). Chu vi thân răng được xác định bằng cách vẽ một đường cong vòng theo đường viền của răng dựa trên ảnh chụp kĩ thuật số, đường viền được vẽ và đo đạc bằng phần mềm Autocad  2007 trên máy vi tính. Kết quả: Chu vi thân răng ở các hạng biểu hiện đặc điểm Carabelli là tương đối khác nhau ở M1 lần lượt là hạng 0 (38,5 ± 0,89) hạng 1 (39,6 ± 1,32) hạng 2 (40,7 ± 1,4); ở M2 lần lượt là hạng 0 (38,4 ± 0,89) hạng 1 (39,7 ± 1,39) hạng 2 (40,8 ± 0,56). Có mối tương quan thuận giữa chu vi thân răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên với đặc điểm Carabelli lần lượt là 0,655 và 0,783( p <0,01). Kết luận: Có mối tương quan thuận giữa đặc điểm Carabelli và chu vi thân răng cối lớn thứ nhất và thứ hai  hàm trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garn S. M, Lewis A. B, and Kerewsky R. S (1966), “Genetic independence of Carabelli’s trait from tooth size or crown morphology”, Archives of Oral Biology, 11, pp. 745-747.
2. Harris E. F. (2007), “Carabelli’ Trait and Tooth Size of Human Maxillary First Molars”, American Journal of Physical Anthropology, 132, pp. 238-246.
3. Hoàng Tử Hùng (1993), “Đặc điểm hình thái nhân học bộ răng người Việt’’, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, tr.1-63.
4. Huỳnh Kim Khang (2011), “ Nghiên cứu dọc mối liên hệ một số đặc điểm hình thái giữa răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ em người Việt”, Luận án tiến sĩ khoa học Y dược, tr.53-67.
5. Keene H. J. (1968), “The Relationship Between Carabelli’ Trait and the Size, Number and Morphology of the Maxillary Molars”, Archs Oral Biol, 13, pp. 1023-1025.
6. Levitan M.E, Himel V.T (2006), “Dens Evaginatus: LiteratureReview, Pathophysiology, and Comprehensive Treatment Regimen’’, Journal of Edondotics, 32, pp.1-9.
7. Reid C., Van Reeman J. F., and Groeneveld H. T. (1991), “ Tooth Size and the Carabelli’ Trait”, American Journal of Physical Anthropology, 84, pp. 427-432.
8. Sadatullah S., et al, (2012), “The Prevalence of Fifth Cusp (Cusp of Carabelli) in the Upper Molars in Saudi Arabian School Student”, Int. J. Morphol, 30 (2), pp. 757-760.