KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN ĐƯỢC RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn được gây mê rút nội khí quản sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu nhóm bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn được gây mê theo phương pháp rút nội khí quản sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2022. Kết quả: Tổng cộng có 44 bệnh nhân trong nghiên cứu với tỉ lệ nữ/nam - 1,6; Độ tuổi trung bình 49,61±10,73 (25 - 67). Không có bệnh nhân tử vong. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 103,51±20,66 phút (64 - 157) thời gian cặp động mạch chủ 81,02±15,85 phút (52 - 126), thời gian mổ 3,29±0,48 giờ (2,5 - 4.8), thời gian rút nội khí quản sau mổ 88,11±100,65 phút (10 – 360), thời gian nằm hồi sức 15,82±4,08 giờ (10 - 24), thời gian nằm viện sau mổ 13,18±3,72 ngày (8 - 25). Có 7 bệnh nhân (15,9%) loạn thần nhẹ sau mổ (sảng) điều trị nội khoa, xẹp phổi - 01(2,3%), chảy máu thành ngực mổ lại - 01(2,3%), rò bạch huyết vết mổ đùi - 01(2,3%). Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn được gây mê rút nội khí quản sớm là khả thi, an toàn và rút ngắn đáng kể thời gian thở máy, nằm hồi sức.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thay van hai lá ít xâm lấn, sửa van hai lá, mổ tim nội soi, gây mê tim “nước rút”
Tài liệu tham khảo
2. Le Hong Quan, Nguyen Quoc Kinh, Phung Duy Hong Son. Initial results of video-assisted thoracoscopic minimally invasive mitral valve replacement with fast tract cardiac anesthesia at Viet Duc University Hospital. jcmhch. 2022;(78). doi:10.38103/jcmhch.78.4
3. Goeddel LA, Hollander KN, Evans AS. Early Extubation After Cardiac Surgery: A Better Predictor of Outcome than Metric of Quality? Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2018;32(2):745-747. doi:10.1053/ j.jvca.2017.12.037
4. Ito T. Minimally invasive mitral valve surgery through right mini-thoracotomy: recommendations for good exposure, stable cardiopulmonary bypass, and secure myocardial protection. Gen Thorac Cardiovasc Surg. 2015; 63(7):371-378. doi:10.1007/s11748-015-0541-z
5. Barbero C, Marchetto G, Ricci D, et al. Steps Forward in Minimally Invasive Cardiac Surgery: 10-Year Experience. The Annals of Thoracic Surgery. 2019;108(6):1822-1829. doi:10.1016/j.athoracsur.2019.04.109
6. Abu-Omar Y, Fazmin IT, Ali JM, Pelletier MP. Minimally invasive mitral valve surgery. J Thorac Dis. 2021;13(3):1960-1970. doi:10.21037/jtd-20-2114
7. Nishi H, Miyata H, Motomura N, et al. Which Patients Are Candidates for Minimally Invasive Mitral Valve Surgery? ― Establishment of Risk Calculators Using National Clinical Database ―. Circulation Journal. 2019;83(8):1674-1681. doi:10.1253/circj.CJ-19-0175
8. Krzych ŁJ, Wybraniec MT, Krupka-Matuszczyk I, et al. Complex Assessment of the Incidence and Risk Factors of Delirium in a Large Cohort of Cardiac Surgery Patients: A Single-Center 6-Year Experience. BioMed Research International. 2013;2013:e835850. doi:10.1155/ 2013/835850
9. Giltay EJ, Huijskes RVHP, Kho KH, Blansjaar BA, Rosseel PMJ. Psychotic symptoms in patients undergoing coronary artery bypass grafting and heart valve operation. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2006; 30(1):140-147. doi:10.1016/j.ejcts.2006.03.056
10. Lê Văn Hùng. Kết quả phẫu thuật nội soi thay van hai lá sinh học tại bệnh viện E. Luận văn bác sĩ nội trú Đại học y Hà Nội. Published online 2022.