KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ N ỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trần Ngọc Dũng1, Lưu Quang Dũng1, Nguyễn Mạnh Hùng1,
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc trên 69 bệnh nhân chẩn đoán ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả: Bệnh nhân ở giai đoạn III chiếm tỷ lệ lớn nhất với 58%. Có 36,2% bệnh nhân được áp dụng phương pháp cắt đoạn trực tràng, miệng nối thấp; 30,4% bệnh nhân được áp dụng phương pháp cắt đoạn trực tràng, miệng nối cao. Phẫu thuật Miles chiếm 11,6%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 140,2 ± 30,6. Số trường hợp xảy ra biến chứng là 5 trường hợp, chiếm 7,2%. Thời gian theo dõi trung bình là 38,9 tháng, tỷ lệ tử vong là 13%. Tỷ lệ tái phát là 17,4%. Thời gian sống còn không bệnh trung bình là 60,9 ± 2,9 tháng. Tỷ lệ sống còn không bệnh 5 năm là 82,6%. Thời gian sống còn toàn bộ trung bình là 62,7 ± 2,8 tháng. Tỷ lệ sống còn toàn bộ 5 năm là 87%. Phân tích đa biến cho thấy độ xâm lấn của khối u và nồng độ CEA là yếu tố tiên lượng độc lập đối với thời gian sống còn không bệnh, độ xâm lấn của khối u là yếu tố tiên lượng độc lập đối với thời gian sống còn toàn bộ. Kết luận: Với những kết quả về ngắn hạn và dài hạn đã đạt được, phẫu thuật nội soi để điều trị ung thư trực tràng có thể tiếp tục thực hiện nếu điều kiện bệnh nhân thuận lợi và phẫu thuật viên có kinh nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Hà Văn Quyết, Phạm Đức Huấn, Trần Bình Giang. Kết quả bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng. Kỷ Ếu Tóm Tắt Các Đề Tài Khoa Học Đại Hội Hội Ngoại Khoa Việt Nam Lần Thứ XI. Published online 2004:36-37.
3. Bonjer HJ, Deijen CL, Abis GA, et al. A Randomized Trial of Laparoscopic versus Open Surgery for Rectal Cancer. N Engl J Med. 2015; 372(14):1324-1332. doi:10.1056/NEJMoa1414882
4. Patankar SK, Larach SW, Ferrara A, et al. Prospective comparison of laparoscopic vs. open resections for colorectal adenocarcinoma over a ten-year period. Dis Colon Rectum. 2003; 46(5):601-611. doi:10.1007/s10350-004-6616-z
5. Pocard M, Zinzindohoue F, Haab F, Caplin S, Parc R, Tiret E. A prospective study of sexual and urinary function before and after total mesorectal excision with autonomic nerve preservation for rectal cancer. Surgery. 2002;131(4):368-372. doi:10.1067/msy.2002.122371
6. Trần Hữu Minh (2020). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thế Bắc (2021). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô trực tràng tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
8. Quách Văn Kiên (2019). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng giữa và dưới. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
9. Laurent C, Rullier E. La résection intersphinctérienne du rectum. J Chir (Paris). 2007;144(3):225-230. doi:10.1016/S0021-7697(07) 89520-2
10. Fleshman J, Branda M, Sargent DJ, et al. Effect of Laparoscopic-Assisted Resection vs Open Resection of Stage II or III Rectal Cancer on Pathologic Outcomes. JAMA. 2015;314(13):1346-1355. doi:10.1001/jama.2015.10529