KẾT QUẢ HÓA TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG PHÁC ĐỒ GEMCITABINE-CARBOPLATIN-BEVACIZUMAB

Nguyễn Thị Thanh Nhàn1,, Đoàn Hữu Nghị 1
1 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hóa chất phác đồ Gemcitabine-Carboplatin-Bevacizumab trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát di căn nhạy platin tại Bệnh viện K. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Từ 1/2017 đến tháng 8/2022 có 43 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát di căn được điều trị hóa chất phác đồ Gemcitabine-Carboplatin-Bevacizumab tại Bệnh viện K; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo “Tiêu chuẩn Đánh giá Đáp ứng cho U đặc“ (RECIST)và thời gian sống thêm bệnh không tiến triển. Kết quả: Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân: Tuổi trung bình mắc bệnh là 57,8 tuổi. Nhóm tuổi từ 50-59 là nhóm hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 41.9%. Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch là thể mô học phổ biến nhất với 81,4%.Có 55.8% số bệnh nhân tái phát trong vòng 6-12 tháng sau điều trị triệt căn và 44.2% tái phát sau trên 01 năm. Nồng độ CA12.5 tăng ở 81,4% số bệnh nhân. 39,5% số bệnh nhân được phẫu thuật giảm tổng khối u khi tái phát. Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng là 72,1%, 03 bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn chiếm 7,0%, đáp ứng một phần 65,1%. Tỉ lệ đáp ứng có liên quan với chỉ số toàn trạng trước điều trị (ECOG) và thời gian tái phát sau khi kết thúc điều trị ban đầu. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình tính theo Kaplan-Meier là 10,8 tháng, tại thời điểm đóng nghiên cứu còn 07 bệnh nhân sống không tiến triển. Kết luận: Phác đồ có Gemcitabine-Carboplatin- Bevacizumab là phác đồ có hiệu quả và giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển cho bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát di căn nhạy platin

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/cancers/25-Ovary-fact-sheet.pdf
2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai. Ung thư buồng trứng. Điều trị nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2010; 189-199.
3. Trần Văn Thuấn, Bùi Diệu, Nguyễn Văn Tuyên. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007; 339-351
4. Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn. Sổ tay điều trị nội khoa ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2014; 168-173.
5. Lorusso D1, Di Stefano A, Fanfani F et Scambia G. Role of Gemcitabine in ovarian cancer treatment. Ann Oncol. 2006; 17 Suppl 15:188-194
6. Ozols RF. Gemcitabine and carboplatin in second-line ovarian cancer. Semin Oncol. 2005; 34 Suppl 36: 34-38.
7. Pfisterer J, Plante M, Vergote I, du Bois A et al. Gemcitabine plus carboplatin compared with carboplatin in patients with platinum-sensitive recurrent ovarian cancer: an intergroup trial of the AGOOVAR, the NCIC CTG, and the EORTC GCG. J Clin Oncol. 2006; 24(29):4699-4707
8. Perren TJ, Swart AM, P sterer J, Ledermann JA, Pujade- Lauraine E, Kristensen G, Carey MS, Beale P, Cervantes A, Kurzeder C, du Bois A, Sehouli J, Kimmig R, et al. A phase 3 trial of bevacizumab in ovarian cancer. N Engl J Med. 2011; 365: 2484- 96. doi:10.1056/NEJMoa1103799.
9. Pujade-Lauraine E, Hilpert F, Weber B, Reuss A, Poveda A, Kristensen G, Sorio R, Vergote I, Witteveen P, Bamias A, Pereira D, Wimberger P, Oaknin A, et al. Bevacizumab combined with chemotherapy for platinum-resistant recurrent ovarian cancer: The AURELIA open-label randomized phase III trial. Journal of Clinical Oncology. 2014; 32: 1302-8. doi: 10.1200/JCO.2013.51.4489.
10. Aghajanian C, Blank SV, Goff BA, Judson PL, Teneriello MG, Husain A, Sovak MA, Yi J, Nycum LR. OCEANS: a randomized, double-blind, placebo-controlled phase III trial of chemotherapy with or without bevacizumab in patients with platinum-sensitive recurrent epithelial ovarian, primary peritoneal, or fallopian tube cancer. Journal of clinical oncology. 2012; 30: 2039-45. doi: 10.1200/JCO.2012.42.0505.