GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM BIS TRONG TIÊN LƯỢNG HỒI PHỤC THẦN KINH TRÊN BỆNH NHÂN SAU NGỪNG TUẦN HOÀN VÀO KHOA CẤP CỨU

Nguyễn Anh Tuấn1,2,, Nguyễn Hữu Quân 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dự đoán tổn thương thần kinh sau khi hồi sinh tim phổi thành công (có tái lập tuần hoàn tự nhiên ROSC) là một thách thức lớn. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiện đại để duy trì tuần hoàn tự nhiên và bảo vệ não như ECMO, hạ thân nhiệt chỉ huy, máy tạo nhịp…nhưng để tiên lượng hồi phục về ý thức vẫn chủ yếu dựa và lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Bằng cách phân tích thuật toán trên điện não đồ, chỉ số BIS (bispectral index) phản ánh sự thức tỉnh của não bộ mà các thông số lâm sàng và hình ảnh học rất khó đánh giá. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đo thang điểm BIS trên nhóm bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công (có ROSC) để dự báo sự hồi phục về thần kinh của bệnh nhân tại thời điểm sau 30 ngày. Hồi phục thần kinh được đánh giá bằng thang điểm CPC (Cerebral Performance Category) từ 1 đến 5 tương ứng với 5 mức độ từ hồi phục hoàn toàn đến tử vong. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điểm BIS ở thời điểm nhập viện có giá trị tiên lượng kết cục thần kinh với diện tích dưới đường cong là 0,827, điểm cắt là 43,5 với độ nhạy là 79,2%, độ đặc hiệu là 85,7%, với điểm cắt là 23, độ nhạy là 33,3%, độ đặc hiệu 100%. Điểm BIS thời điểm 72 giờ sau ngừng tuần hoàn có giá trị tiên lượng kết cục thần kinh với diện tích dưới đường cong là 0,888, điểm cắt là 53 với độ nhạy là 92,9%, độ đặc hiệu là 71,4%. Có 2/31 bệnh nhân có BIS bằng 0 tại ít nhất 1 thời điểm khi theo dõi BIS 24 giờ, cả 2 bệnh nhân đều tử vong trong thời gian nằm viện. Kết luận: Điểm BIS khi nhập viện và sau 72 giờ có giá trị dự báo kết cục thần kinh sau 30 ngày với độ chính xác khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Quốc Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và theo dõi điện não liên tục ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Đại họcY Hà Nội. 2017. Luận văn Thạc sỹ y học
2. Nielsen N, Wetterslev J, Cronberg T, et al. Targeted Temperature Management at 33°C versus 36°C after Cardiac Arrest. N Engl J Med. 2013;369(23):2197-2206.
3. Trần Hùng Mạnh. Nghiên cứu chỉ số NSE trong dự báo kết cục thần kinh sau cấp cứu ngừng tuần hoàn. Đại học Y Hà Nội. 2019. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II.
4. Leary M, Fried DA, Gaieski DF, et al. Neurologic prognostication and bispectral index monitoring after resuscitation from cardiac arrest. Resuscitation. 2010;81(9):1133-1137.
5. Eertmans W, Genbrugge C, Vander Laenen M, et al. The prognostic value of bispectral index and suppression ratio monitoring after out-of-hospital cardiac arrest: a prospective observational study. Ann Intensive Care. 2018;8(1):34
6. Jouffroy R, Lamhaut L, Guyard A, et al. Early detection of brain death using the Bispectral Index (BIS) in patients treated by extracorporeal cardiopulmonary resuscitation (E-CPR) for refractory cardiac arrest. Resuscitation. 2017;120:8-13.
7. Lee SB, Wee JH, Choi SP, Park JH. Bispectral Index in Early Target Temperature Management Could Be a Good Predictor of Unfavourable Neurological Outcome After Cardiac Arrest. Circulation. 2017;136(suppl_1):A12405-A12405.