PHÂN TÍCH KẾT QUẢ GIÁM SÁT NỒNG ĐỘ TACROLIMUS TRONG MÁU TRÊN BỆNH NHÂN SAU GHÉP GAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Thị Quyên1, Nguyễn Thị Cúc1, Nguyễn Duy Thức2, Chu Thị Kim Phương3, Nguyễn Thanh Hiền3, Nguyễn Trần Nam Tiến1, Nguyễn Hoàng Anh (b)1, Trần Minh Tuấn3, Trần Minh Tuấn3, Nguyễn Quang Nghĩa3, Vũ Đình Hòa1,, Nguyễn Hoàng Anh 1
1 Trung tâm DI&ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Tuệ Tĩnh
3 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả theo dõi nồng độ thuốc trong máu (TDM) của tacrolimus nhằm đảm bảo hiệu quả chống thải ghép và giảm thiểu độc tính trên bệnh nhân sau ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ đáy của tacrolimus (C0). Dữ liệu của 57 bệnh nhân người lớn ghép gan có sử dụng tacrolimus từ năm 2017 đến năm 2021 được thu nhận với giá trị trung bình nồng độ đáy của tacrolimus tại thời điểm 1 tháng đầu sau ghép ghi nhận ít dao động, tuy nhiên có xu hướng giảm dần theo thời gian theo dõi. Tỷ lệ đạt đích C0 theo phạm vi khuyến cáo của Hiệp hội giám sát nồng độ thuốc trong điều trị và độc tính lâm sàng quốc tế (IATDMCT) năm 2019 đạt khoảng 40%. Giá trị biến thiên trong cùng cá thể (IPV) của tacrolimus dao động tương đối lớn, từ 3,5% đến 105,4%. Phân tích hồi quy tuyến tính hỗn hợp ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ đáy (C0) trong giai đoạn nội trú bao gồm liều duy trì (β = 1,894; p <0,001), hematocrit (β = 1,053; p = 0,009) và trong giai đoạn ngoại trú bao gồm liều duy trì (β = 3,930; p <0,001), urê huyết thanh (β = 0,453; p <0,001). Nồng độ đáy C0 của tacrolimus và giá trị IPV trong cùng một cá thể có sự biến thiên lớn không chỉ ở giai đoạn đầu mà còn ở giai đoạn muộn hơn sau ghép cho thấy vai trò quan trọng của việc hiệu chỉnh liều phù hợp trên từng bệnh nhân dựa trên TDM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brunet M., van Gelder T., et al. (2019), "Therapeutic Drug Monitoring of Tacrolimus-Personalized Therapy: Second Consensus Report", Ther Drug Monit, 41(3), pp. 261-307.
2. Cai X., Li R., et al. (2020), "Systematic external evaluation of published population pharmacokinetic models for tacrolimus in adult liver transplant recipients", Eur J Pharm Sci, 145, pp. 105237.
3. De Gregori S., De Silvestri A., et al. (2022), "Therapeutic Drug Monitoring of Tacrolimus-Personalized Therapy in Heart Transplantation: New Strategies and Preliminary Results in Endomyocardial Biopsies", Pharmaceutics, 14(6), pp.
4. Dopazo C., Bilbao I., et al. (2022), "High intrapatient variability of tacrolimus exposure associated with poorer outcomes in liver transplantation", Clin Transl Sci, 15(6), pp. 1544-1555.
5. Hermida J., Fernandez M. C., et al. (2005), "Clinical significance of hematocrit interference in the tacrolimus II microparticle enzyme immunoassay: a tentative approach", Clin Lab, 51(1-2), pp. 43-5.
6. Limsrichamrern S., Chanapul C., et al. (2016), "Correlation of Hematocrit and Tacrolimus Level in Liver Transplant Recipients", Transplant Proc, 48(4), pp. 1176-8.
7. Moini M., Schilsky M. L., et al. (2015), "Review on immunosuppression in liver transplantation", World J Hepatol, 7(10), pp. 1355-68.
8. Nguyen T. K., Trinh H. S., et al. (2021), "Technical characteristics and quality of grafts in liver procurement from brain-dead donors: A single-center study in Vietnamese population", Ann Med Surg (Lond), 69, pp. 102654.
9. Wallemacq P., Armstrong V. W., et al. (2009), "Opportunities to optimize tacrolimus therapy in solid organ transplantation: report of the European consensus conference", Ther Drug Monit, 31(2), pp. 139-52.
10. Zhu L., Yang J., et al. (2015), "Effects of CYP3A5 genotypes, ABCB1 C3435T and G2677T/A polymorphism on pharmacokinetics of Tacrolimus in Chinese adult liver transplant patients", Xenobiotica, 45(9), pp. 840-6.