KẾT QUẢ XỬ TRÍ SẢN KHOA CỦA SẢN PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2021 - 2022

Bùi Sơn Thắng1,, Đặng Thị Minh Nguyệt2
1 Bệnh viện sản nhi Nghệ An
2 Bệnh viện phụ sản trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử trí sản khoa của sản phụ đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 213 hồ sơ bệnh án của các sản phụ mắc ĐTĐTK và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 01/2021 đến tháng 02/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 31,75 tuổi. 79,57% trường hợp kết thúc thai kỳ từ sau 37 tuần, 20,43% trường hợp đẻ non. Tỷ lệ đẻ thường là 22,49%, đẻ forceps là 1,92%, mổ đẻ là 75,59%. Không gặp các tai biến nặng cho mẹ sau đẻ đường dưới và sau mổ. 72,61% trẻ sơ sinh không mắc các biến chứng sơ sinh, hạ đường huyết là biến chứng hay gặp nhất với tỷ lệ 19,57%. Kết luận: Tỷ lệ đẻ đủ tháng là 79,57%, đẻ non là 20,43%. Tỷ lệ đẻ đường âm đạo là 24,41%; tỷ lệ mổ lấy thai là 75,59%. Tỷ lệ tai biến cho mẹ và trẻ sơ sinh thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thanh Tâm (2017). "Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại thành phố Vinh". Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Thị Tường Vi, Võ Minh Tuấn (2021). "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ở thai phụ đến khám thai tại bệnh viện quận 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 25 (1). tr. 108-113.
3. Tạ Thị Hoài Anh (2018). "Đánh giá kết quả thai nghén ở những sản phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương". Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Bá Nha (2020). "Đái tháo đường và thai nghén". Giáo trình Sản khoa. Nhà Xuất bản Y học. tr.354-362.
5. Nguyễn Thị Thu (2019). "Nghiên cứu xử trí sản khoa thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ tại khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai". Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Hui Feng, Wei-Wei Zhu, Hui-Xia Yang (2017), "Relationship between Oral Glucose Tolerance Test Characteristics and Adverse Pregnancy Outcomes among Women with Gestational Diabetes Mellitus", Chinese Medical Journal.130:1012-1018.
7. Voormolen DN, de Wit L, van Rijn BB, et al (2018), "Neonatal Hypoglycemia Following Diet-Controlled and Insulin-Treated Gestational Diabetes Mellitus", Diabetes Care. 2018;41(7):1385-1390.
8. Cho HY, Jung I, Kim SJ (2016). "The association between maternal hyperglycemia and perinatal outcomes in gestational diabetes mellitus patients",