NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LỢI TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2019-2020

Huy Hoàng Phan 1,, Bảo Duy Hoàng 1, Ngọc Chiều Hà 1, Thị Thái Hà Trịnh 1, Hưng Lê 2
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nhu cầu điều trị viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội năm 2019-2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: phụ nữ mang thai chủ yếu có nhu cầu điều trị viêm lợi mã số 2. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ có chỉ số nhu cầu điều trị mã số 1 và mã số 2, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối chỉ có mã số 2 và mã số 3. CPITN mã số 3 nhóm răng phía trước chiếm 0,9%, CPITN mã số 3 nhóm răng phía sau 9,2%. Kết luận: Hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng, loại trừ cặn bám răng. Cần tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho phụ nữ có thai để kiểm soát bệnh lý và loại bỏ các nguy cơ gây bệnh răng miệng tiềm ẩn có thể phát sinh trong suốt thai kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Offenbacher S, et al (1998). Potential pathogenic mechanisms of periodontitis-associated pregnancy complications. Ann Periodontol. 3(1):233–250
2. Marta Silveira da Mota Krüger, Renata Picanço Casarin, et al (2017). Periodontal Health Status and Associated Factors: Findings of a Prenatal Oral Health Program in South Brazil. International Journal of Dentistry. 2017:3534048.
3. Margaret N Wandera, Ingunn M.Engebretsen, et al (2009). Periodontal status, tooth loss and self-reported periodontal problems effects on oral impacts on daily performances, OIDP, in pregnant women in Uganda: a cross-sectional study. Health and Quality of Life Outcomes. 7(1):89.
4. Rashidi Maybodi F, Haerian-Ardakani A, et al (2015). CPITN changes during pregnancy and maternal demographic factors 'impact on periodontal health. Iran J Reprod Med. 13(2):107–112.
5. Yalcin F, Eskinazi E, Soydinc M, Basegmez C, Issever H, Isik G, et al (2002). The effect of sociocultural status on periodontal conditions in pregnancy. J Periodontol. 73(2):178–182
6. Tezel A (2011). Periodontal condition of pregnant women assessed by CPITN and the role of nurses according to the needs of treatment. Health Med. 5(6):1951–1955.
7. John Silness, Harald Löe (1964). Periodontal Disease in Pregnancy II. Correlation Between Oral Hygiene and Periodontal Condition. Acta Odontologica Scandinavica, 22(1):121-135.