ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Nguyễn Văn Cao1,, Đỗ Thị Thùy Dung1
1 Đại học điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thực hành tự chăm sóc của người bệnh lao điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Bình sau giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên 115 người bệnh lao điều trị ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021. Kết quả: Điểm trung bình về thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng từ 14,1 ± 1,3 lên 22,1 ± 1,3 sau 1 tháng và 19,4 ± 1,7 sau 2 tháng can thiệp trên tổng số điểm là 36; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Thực hành tự chăm sóc của người bệnh còn hạn chế tại thời điểm trước can thiệp nhưng đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thân Thị Bình (2019). Thay đổi kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao sau giáo dục sức khỏe tại trung tâm y tế Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn năm 2019. Luận văn Thạc sỹ điều dưỡng. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Phạm Thị Hoàng Anh (2018). Thực trạng tuân thủ điều tị lao kháng thuốc và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2018. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng.
3. Nguyễn Hồng Dương. (2016). Lao đa kháng thuốc: Tổng quan về biến cố bất lợi của thuốc và mô tả dữ liệu từ hệ thống báo cáo tự nguyện tại Việt nam. Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Uỷ ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao (2020), thực trạng và định hướng chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Hà Nội, tháng 3 năm 2020.
5. Nguyễn Đức Chính, Trương Thanh Huyền, Lương Anh Bình (2014). Rào cản tiếp cận dịch vụ chống lao tại khu vực Tây Bắc, Tây nguyên qua một nghiên cứu điều hành. Tạp chí Lao và Bệnh phổi, 16, tr. 37-40.
6. Vy Thanh Hiền (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị lao tại trung tâm y tế dự phòng huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi năm 2013. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng.
7. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quản lý bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Ban hành kèm theo Quyết định số 3126/QĐ-BYT ngày 23 tháng 5 năm 2018 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế.
9. Huỳnh Bá Hiếu và cộng sự. (2006). Điều tra kiến thức, thái độ, niềm tin, thực hành về bệnh lao của người dân ở một số địa bàn dân cư Thừa Thiên Huế. Tạp chí y học thực hành, tr. 120-128.
10. Nguyễn Thị Thu Hường (2017). Khảo sát kiến thức, thái độ về phòng lây nhiễm lao của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện phổi tỉnh Nam Định năm 2017, Luận văn Thạc sỹ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.