PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH IMIPENEM TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Nguyễn Thị Thanh Hương1,, Thân Thị Hải Hà2, Nguyễn Thị Thu Thủy1, Phạm Thị Bích 1
1 Đại học dược Hà Nội
2 Bệnh viện phụ sản trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Imipenem là kháng sinh dự trữ cần quản lý chặt chẽ trong quá trình sử dụng, thực tế tại bệnh viện phụ sản trung ương đã sử dụng gia tăng imipenem trong những năm đây được thể hiện qua chỉ số DDD/100 ngày giường đã tăng hơn 9 lần trong giai đoạn 2014-2019 cho thấy sự cần thiết phải phân tích thực trạng chỉ định kháng sinh imipenem trên bệnh nhân nhằm xác định một số tồn tại trong chỉ định imipenem tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 184 bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi có sử dụng imipenem trong khoảng thời gian 1/1/2020 - 31/12/2020. Kết quả: Số bệnh án có ghi chẩn đoán nhiễm khuẩn là 130. Các chẩn đoán phổ biến là viêm phần phụ, viêm niêm mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ thành bụng. 100% bệnh án không ghi mức độ nhiễm khuẩn. Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn là 71%. Các chủng vi khuẩn Gram âm còn duy trì độ nhạy cảm gần như 100% với các kháng sinh carbapenem và piperacilin/tazobactam nhưng có tỷ lệ đề kháng khá cao với ampicilin/sulbactam và các cephalosporin. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng imipenem trong phác đồ kinh nghiệm ban đầu, kinh nghiệm thay thế và điều trị đích lần lượt là 31,5%, 67,4% và 1,1%. Phác đồ imipenem đơn độc chiếm 16% lượt phác đồ. Kháng sinh phối hợp thường xuyên nhất với imipenem là levofloxacin và metronidazol (lần lượt chiếm 73,7% và 43,2%). Kết luận: Một số tồn tại trong chỉ định imipenem tại bệnh viện phụ sản trung ương: 1. Chưa thực hiện ghi đầy đủ chẩn đoán nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn ở các bệnh án có chỉ định kháng sinh; 2. Bệnh nhân được sử dụng imipenem chủ yếu theo kinh nghiệm


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thúy Anh, Nguyễn Tuấn Dũng (2015), "Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng hậu sản tại Bệnh viện Từ Dũ", Tạp chí Phụ sản, 13(2B), pp.
2. Bộ Y tế (2017), "Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng", pp. 218.
3. Bộ Y tế (2016), "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện", pp.
4. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2020), "Phân tích danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại bệnh viện Phụ sản TW năm 2019", Tạp chí Y Dược học, (9/2020), pp. 113-17.
5. Trần Thị Thu Trang (2017), Khảo sát thực trạng sử dụng carbapenem tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.
6. Phạm Hồng Vân (2020), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
7. Salmanov Aidyn G, Vitiuk Alla D, et al. (2020), "Prevalence of postpartum endometritis and antimicrobial resistance of responsible pathogens in Ukraine: results a multicenter study (2015–2017)", Wiad Lek, 73(6), pp. 1177-1183.
8. Sarwar Ammar, Butt Mobasher A, et al. (2020), "Rapid emergence of antibacterial resistance by bacterial isolates from patients of gynecological infections in Punjab, Pakistan", Journal of Infection and Public Health, 13(12), pp. 1972-1980.