TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BẢO TỒN LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN TRONG CHẤN THƯƠNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG

Phạm Thanh Thúy1,, Nguyễn Thị Tố Uyên2, Đặng Xuân Vinh 3
1 Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học y dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị nội khoa bảo tồn liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong chấn thương xương thái dương (CTXTD). Phương pháp: Sử dụng cơ sở dữ liệu từ trang thông tin điện tử Pubmed, thư viện đại học Y Hà Nội và tìm kiếm thủ công (từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2022). Tiêu chí lựa chọn là: các nghiên cứu về điều trị nội khoa bảo tồn bệnh nhân liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong CTXTD. Kết quả: 10 nghiên cứu được lựa chọn vào tổng quan luận điểm này đều sử dụng corticosteroids điều trị với phác đồ đa dạng và tất cả các nghiên cứu đều báo cáo có cải thiện mức độ liệt mặt của bệnh nhân qua điều trị nội khoa bảo tồn. Đánh giá kết quả sau điều trị đều sử dụng phân độ House- Brackman năm 1985 và 70% (7/10) nghiên cứu có trên 60% bệnh nhân cải thiện mức độ liệt mặt về độ I và độ II. Kết luận: Tất cả các nghiên cứu đều sử dụng corticosteroids cho điều trị nội khoa bảo tồn liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong CTXTD. Kết quả điều trị đạt được cải thiện lâm sàng thuận lợi đáng kể. Các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân vào điều trị đa số đều được các tác giả thống nhất bao gồm: liệt mặt khởi phát muộn, liệt mặt không hoàn toàn, kết quả điện thần kinh ENoG thoái hóa < 90%, có sự xuất hiện của điện thế tái tạo và/hoặc sự vắng mặt của điện thế rung trên kết quả EMG, là những ứng cử viên phù hợp cho một chỉ định điều trị nội khoa bảo tồn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vajpayee D, Mallick A, Mishra AK. Post Temporal Bone Fracture Facial Paralysis: Strategies in Decision Making and Analysis of Efficacy of Surgical Treatment. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2018;70(4):566-571. doi:10.1007/s12070-018-1371-y
2. Nash JJ, Friedland DR, Boorsma KJ, Rhee JS. Management and outcomes of facial paralysis from intratemporal blunt trauma: A systematic review. The Laryngoscope. 2010;120(7):1397-1404. doi:10.1002/lary.20943
3. Abbaszadeh-Kasbi A, Kouhi A, Ashtiani MTK, Anari M, Yazdi A, Emami H. Conservative versus Surgical Therapy in Managing Patients with Facial Nerve Palsy Due to the Temporal Bone Fracture. Craniomaxillofacial Trauma Reconstr. 2019;12(1):20-26. doi:10.1055/s-0038-1625966
4. Li Q, Jia Y, Feng Q, et al. Clinical features and outcomes of delayed facial palsy after head trauma. Auris Nasus Larynx. 2016;43(5):514-517. doi:10.1016/j.anl.2015.12.017
5. Remenschneider AK, Michalak S, Kozin ED, et al. Is Serial Electroneuronography Indicated Following Temporal Bone Trauma? Otol Neurotol Off Publ Am Otol Soc Am Neurotol Soc Eur Acad Otol Neurotol. 2017;38(4):572-576. doi: 10.1097/MAO.0000000000001337
6. Thakar A, Gupta MP, Srivastava A, Agrawal D, Kumar A. Nonsurgical Treatment for Posttraumatic Complete Facial Nerve Paralysis. JAMA Otolaryngol-- Head Neck Surg. 2018; 144(4):315-321. doi:10.1001/jamaoto.2017.3147
7. Yadav S, Panda NK, Verma R, Bakshi J, Modi M. Surgery for post-traumatic facial paralysis: are we overdoing it? Eur Arch Oto-Rhino-Laryngol Off J Eur Fed Oto-Rhino-Laryngol Soc EUFOS Affil Ger Soc Oto-Rhino-Laryngol - Head Neck Surg. 2018;275(11):2695-2703. doi:10.1007/s00405-018-5141-y
8. Lee PH, Liang CC, Huang SF, Liao HT. The Outcome Analysis of Traumatic Facial Nerve Palsy Treated With Systemic Steroid Therapy. J Craniofac Surg. 2018;29(7):1842-1847. doi:10.1097/SCS.0000000000004641
9. Nam HGW, Hwang HS, Moon SM, Shin IY, Sheen SH, Jeong JH. Facial Nerve Decompression for Facial Nerve Palsy with Temporal Bone Fracture: Analysis of 25 Cases. J Trauma Inj. 2013;26(3):131-138.
10. Shankar A, George S, Somaraj S. Evaluation of Clinical Outcome in Traumatic Facial Nerve Paralysis. Int Arch Otorhinolaryngol. 2022; 26(1):e010-e019. doi:10.1055/s-0040-1718962