ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LASER TẠO HÌNH VÙNG BÈ CHỌN LỌC TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC MỞ ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC HẠ NHÃN ÁP

Tấn Đỗ 1,, Thị Thu Thủy Phạm 2, Đức Thịnh Nguyễn 2
1 Bệnh Viện Mắt Trung Ương
2 Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trên bệnh nhân glôcôm góc mở đã được điều trị bằng thuốc tra hạ nhãn áp. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đã thu nhận 40 mắt trên 28 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát và glôcôm thứ phát do thuốc đã tra thuốc hạ nhãn áp, được tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 360o. Tình trạng thị lực, thị trường, nhãn áp, góc tiền phòng, đáy mắt, thông số laser, số thuốc tra được đánh giá tại các thời điểm trước và sau điều trị 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Kết quả: độ tuổi trung bình là 48,95 ± 15,76, tỷ lệ nam/ nữ tương đối đồng đều (55% và 45%); thời gian mắc bệnh trung bình 21,33 ± 31,2 tháng; đa số bệnh nhân ở giai đoạn bệnh trung bình và nặng. Nhãn áp trung bình trước điều trị là 27,48 ± 5,92 mmHg, giảm xuống 20,05 ± 4,36 mmHg ở thời điểm 2 tuần; 17,98 ± 5,73 mmHg ở thời điểm 1 tháng; 16,36 ± 3,58 mmHg ở thời điểm 3 tháng với tỷ lệ hạ % nhãn áp tương ứng là 26%; 31% và 39%. Số thuốc tra trung bình trước điều trị là 3,05 ± 0.75, giảm xuống 2,15 ± 1,1 thuốc tại thời điểm 1 tháng và 1,76 ± 0,97 thuốc tại thời điểm 3 tháng. Các trường hợp ở giai đoạn bệnh sớm và nặng có tỷ lệ hạ nhãn áp cao nhất ở thời điểm 3 tháng (37 – 42%), với những trường hợp ở giai đoạn trung bình tỷ lệ hạ nhãn áp cao nhất ở thời điểm 1 tháng sau điều trị (38%). Thị lực, thị trường và tình trạng góc tiền phòng không thay đổi đáng kể sau điều trị. Biến chứng sau điều trị gồm cảm giác cộm vướng nhức mắt (7,5%), cương tụ kết mạc nhẹ (10%) xuất hiện với tần suất thấp, thoáng qua. Kết luận: Laser tạo hình vùng bè chọn lọc là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân glôcôm góc mở đã được điều trị bằng thuốc tra hạ nhãn áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shingleton BJ, Richter CU, Dharma SK, et al. Long-term efficacy of argon laser trabeculoplasty. A 10-year follow-up study. Ophthalmology. 1993;100(9):1324-1329.
2. Anderson RR, Parish JA. Selective photothermolysis: Precise microsurgery by selective absorption of pulsed radiation. Science 1983 Apr; 220(4596):524-527.
3. Melamed S, Ben Simon GJ, Levkovitch-Verbin H. Selective laser trabeculoplasty as primary treatment for open-angle glaucoma: a prospective, nonrandomized pilot study. Arch Ophthalmol. 2003;121(7):957-960. doi:10.1001/ archopht.121.7.957
4. Mahdy MA-MS. Efficacy and Safety of Selective Laser Trabeculoplasty as a Primary Procedure for Controlling Intraocular Pressure in Primary Open Angle Glaucoma and Ocular Hypertensive Patients. Sultan Qaboos Univ Med J. 2008;8(1):53-58.
5. Johnson C, Li J, Kirk C. Long Term Effect and Predictive Factors of Success for Selective Laser Trabeculoplasty (SLT). Invest Ophthalmol Vis Sci. 2018;59(9):6088-6088.
6. Xu L, Yu R-J, Ding X-M, et al. Efficacy of low-energy selective laser trabeculoplasty on the treatment of primary open angle glaucoma. Int J Ophthalmol. 2019;12(9):1432-1437. doi:10.18240/ijo.2019.09.10
7. Nagar M, Ogunyomade A, O’Brart DPS, Howes F, Marshall J. A randomised, prospective study comparing selective laser trabeculoplasty with latanoprost for the control of intraocular pressure in ocular hypertension and open angle glaucoma. Br J Ophthalmol. 2005;89(11):1413-1417. doi:10.1136/bjo.2004.052795
8. Cheema SA, McGlynn RH, George MK, et al. Efficacy of 180 vs. 360 Degrees of Selective Laser Trabeculoplasty on Lowering Intraocular Pressure. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2006;47(13):5466-5466.
9. Shibata M, Sugiyama T, Ishida O, et al. Clinical results of selective laser trabeculoplasty in open-angle glaucoma in Japanese eyes: comparison of 180 degree with 360 degree SLT. J Glaucoma. 2012;21(1):17-21. doi:10.1097/ IJG.0b013e3181fc8020