TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM CANDIDA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (1/2017-12/2018)

Ngô Thị Mai Khanh1,, Nguyễn Thị Lan2, Đỗ Thị Lê Na1
1 Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự phân bố loài và mức độ kháng thuốc của các chủng Candia phân lập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (NHTD) từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018. Kết quả cho thấy: trong 811 mẫu bệnh phẩm dương tính với nấm, chúng tôi phân lập được 423 chủng thuộc chi Candida trong đó có 45 chủng phân lập được ở bệnh nhân nhiễm nấm huyết: C. albicans chiếm ưu thế (48,9%, 22/45), tiếp theo C. parapsiolosis (22,2%, 10/45) và C. tropicalis (11,1%, 5/45); có 01 bệnh nhân nhiễm nấm huyết được ghi nhận có đồng nhiễm 2 chủng C. metapsilosis và C. parapsilosis group III. Trong khi đó, C. tropicalis (53,6%, 104/194) và C. albicans (33,5%, 65/194) là căn nguyên chính gây nhiễm trùng tiết niệu (NTTN). Đặc biệt, chúng tôi phân lập được nấm Candida trong các mẫu dịch vô trùng (dịch màng bụng/dịch ổ bụng, dịch áp xe gan) của 6 bệnh nhân, C. albicans (83,3%, 5/6). Mức độ kháng thuốc của các chủng Candida được xác định bằng hệ thống Vitek. Kết quả có 86,3% (296/343) các chủng Candida còn nhạy cảm với flucozazole (một loại thuốc đầu tay trong điều trị dự phòng nấm Candida), trong khi đó 94,8% (331/349) chủng còn nhạy cảm với amphotericin B. C. tropicalis đề kháng cao (hoặc đề kháng trung gian) với fluconazole và voriconazole với tỷ lệ 27,3% và 18,2%. Kết luận: C. albicans, C. tropicalis là loài phổ biến gây nhiễm nấm xâm nhập trên các bệnh nhân candidiasis điều trị tại NHTD. Hầu hết các chủng Candida phân lập được vẫn còn nhạy cảm với amphotericin B, echinocadins và flucytosine, nhưng giảm nhạy cảm với voriconazole và fluconazole.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bongomin F, Gago S, Oladele RO, Denning DW. Global and Multi-National Prevalence of Fungal Diseases - Estimate Precision. Journal of Fungi. 2017;3(4):57.
2. Glöckner A. Leitliniengerechte Therapie: Candidämie/invasive Candidiasis. Mycoses. 2010;53(s1):30-5.
3. Cuenca-Estrella M. Antifungal drug resistance mechanisms in pathogenic fungi: from bench to bedside. Clinical microbiology and infection: the official publication of the European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases. 2014;20 Suppl 6:54-9.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh. Nhà xuất bản Y học. 2017.
5. De Pauw B, Walsh TJ, Donnelly JP, Stevens DA, Edwards JE, Calandra T, et al. Revised Definitions of Invasive Fungal Disease from the European Organization for Research and Treatment of Cancer/Invasive Fungal Infections Cooperative Group and the National Institute of Allergy and Infectious Diseases Mycoses Study Group (EORTC/MSG) Consensus Group. Clinical Infectious Diseases. 2008;46(12):1813-21.
6. Eggimann P PD. Candida colonization index and subsequent infection in critically ill surgical patients: 20 years later. Intensive Care Med. 2014;40(10):1429-48.
7. Nguyễn Nhị Hà. Tình hình nhiễm nấm xâm nhập và mức độ đề kháng thuốc kháng nấm của các chủng nấm phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2013-2017. Luận văn Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2017.
8. Pappas PG, Kauffman CA, Andes DR, Clancy CJ, Marr KA, Ostrosky-Zeichner L, et al. Clinical Practice Guideline for the Management of Candidiasis: 2016 Update by the Infectious Diseases Society of America. Clinical infectious diseases. 2016;62(4):e1-50.