ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ BẰNG THANG ĐIỂM PSQI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH

Vũ Ngọc Linh 1,, Phạm Minh Tuấn2, Lê Đình Tùng3
1 Bệnh viện đa khoa nông nghiệp
2 Viện tim mạch Việt Nam
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân suy tim mạn tính là rất phổ biến, nó có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà còn tác động lớn tới quá trình chăm sóc, điều trị bệnh, gây suy giảm sức khỏe nặng nề hơn. Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu này thực hiện là để đánh giá chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ tới bệnh nhân và các yếu tố dự báo của nó ở bệnh nhân suy tim. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên cỡ mẫu 251 bệnh nhân bị suy tim mãn tính đến khám và điều trị nội trú tại Viện tim mạch Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 9 năm 2022. Những bệnh nhân này đã hoàn thành một cuộc điều tra nhân khẩu học bằng câu hỏi trong bệnh án nghiên cứu và chất lượng giấc ngủ của họ được đo bằng chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Sử dụng phân tích phương sai một chiều ANOVA, kiểm định Chi-square, kiểm định Kruskal – Wallis và kiểm định hổi qui tuyến tính, kiểm định hồi qui logistic được sử dụng để phân tích bộ dữ liệu. Kết quả: 78,5% bệnh nhân (n = 197) cho biết chất lượng giấc ngủ kém (PSQI > 5). Dải điểm PSQI thu được trong nghiên cứu chạy từ 3-19 điểm, cho thấy tất cả bệnh nhân đều gặp ít nhất một vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Ngoài ra, một mối quan hệ đáng kể đã được tìm thấy giữa điểm PSQI và tuổi của bệnh nhân (p <0,001), trình độ học vấn (p <0,001), tình trạng nghề nghiệp (p <0,038), số lần nhập viện (p <0,005), bệnh ngoài tim (p <0,001), sử dụng thuốc lợi tiểu và trái phân suất tống máu thất (p<0,001). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ kém rất cao cho thấy tính trầm trọng của rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân suy tim tại Việt Nam. Có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ mà các bác sĩ, điều dưỡng và cơ quan y tế cần có sự công nhận để cải tiến và quản lí hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Mạnh Hùng và cộng sự. Lâm sàng Tim mạch học. Nhà xuất bản Y học; 2019.
2. Mosterd A, Hoes AW. Clinical epidemiology of heart failure. Heart (British Cardiac Society). Sep 2007;93(9):1137-46. doi:10.1136/hrt.2003.025270
3. Flather MD, Yusuf S, Køber L, et al. Long-term ACE-inhibitor therapy in patients with heart failure or left-ventricular dysfunction: a systematic overview of data from individual patients. ACE-Inhibitor Myocardial Infarction Collaborative Group. Lancet (London, England). May 6 2000; 355 (9215): 1575-81. doi:10.1016/s0140-6736 (00)02212-1
4. Maggioni AP, Dahlström U, Filippatos G, et al. EURObservational Research Programme: regional differences and 1-year follow-up results of the Heart Failure Pilot Survey (ESC-HF Pilot). European journal of heart failure. Jul 2013;15(7):808-17. doi:10.1093/eurjhf/hft050
5. Zambroski CH, Moser DK, Bhat G, Ziegler C. Impact of symptom prevalence and symptom burden on quality of life in patients with heart failure. European journal of cardiovascular nursing. Sep 2005;4(3):198-206. doi:10.1016/ j.ejcnurse.2005.03.010
6. Buysse DJ, Reynolds CF, 3rd, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ. The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry research. May 1989;28(2):193-213. doi:10.1016/0165-1781(89)90047-4
7. Moradi M, Mehrdad N, Nikpour S, et al. Sleep quality and associated factors among patients with chronic heart failure in Iran. Medical journal of the Islamic Republic of Iran. 2014;28:149.
8. Chen HM, Clark AP, Tsai LM, Chao YF. Self-reported sleep disturbance of patients with heart failure in Taiwan. Nursing research. Jan-Feb 2009; 58(1):63-71. doi:10.1097/NNR.0b013e31818c3ea0
9. Erickson VS, Westlake CA, Dracup KA, Woo MA, Hage A. Sleep disturbance symptoms in patients with heart failure. AACN clinical issues. Nov 2003;14(4):477-87. doi:10.1097/00044067-200311000-00009
10. Malakouti SK, Foroughan M, Nojomi M, Ghalebandi MF, Zandi T. Sleep patterns, sleep disturbances and sleepiness in retired Iranian elders. International journal of geriatric psychiatry. Nov 2009;24(11):1201-8. doi:10.1002/gps.2246