THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thế Vinh 1,, Vũ Bích Nga1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiểu biết về rối loạn chức năng thất trái ở người bệnh đái tháo đường là rất cần thiết. Việc ứng dụng siêu âm Doppler tim nhằm đánh giá chức năng thất trái rất quan trọng trong việc theo dõi bệnh lý tim mạch, đặc biệt đánh giá biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá tình trạng rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu: Thực trạng rối loạn chức năng thất trái ở người bệnh đái tháo đường typ 2 và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 123 bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sử dụng máy siêu âm Doppler màu và tiêu chuẩn phân loại rối loạn chức năng tâm trương. Kết quả: Chúng tôi thu được kết quả tỉ lệ bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trương thất trái chiếm 25.2%, đều nằm trong độ 1, trong đó nhóm bệnh nhân trên 62 tuổi có tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn nhóm dưới 62 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p <0.05. Kết luận: Số liệu cho thấy tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở người bệnh đái tháo đường là cao và ở mức độ nhẹ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cho NH, Shaw JE, Karuranga S, et al. IDF Diabetes Atlas: Global estimates of diabetes prevalence for 2017 and projections for 2045. Diabetes Res Clin Pract. 2018;138:271-281. doi:10.1016/j.diabres.2018.02.023
2. Nguyễn Bằng Phong, Hoàng Đăng Mịch. Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường không tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim. Tạp chí Y học Việt Nam. Published online 2010.
3. Nguyễn Kim Thủy, Trần Văn Riệp. Đánh giá những biến đổi chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới được phát hiện bằng siêu âm Doppler. Tạp chí Y học thực hành. Published online 2003:61-62.
4. Poirier P, Bogaty P, Garneau C, Marois L, Dumesnil JG. Diastolic dysfunction in normotensive men with well-controlled type 2 diabetes: importance of maneuvers in echocardiographic screening for preclinical diabetic cardiomyopathy. Diabetes Care. 2001;24(1):5-10. doi:10.2337/diacare.24.1.5
5. M Z, Mf I, L A, Fa M. Prevalence of diastolic dysfunction in normotensive, asymptomatic patients with well-controlled type 2 diabetes mellitus. The American journal of cardiology. 2001;87(3). doi:10.1016/s0002-9149(00)01366-7
6. Bouthoorn S, Valstar GB, Gohar A, et al. The prevalence of left ventricular diastolic dysfunction and heart failure with preserved ejection fraction in men and women with type 2 diabetes: A systematic review and meta-analysis. Diab Vasc Dis Res. 2018;15(6):477-493. doi:10.1177/1479164118787415