HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP CỦA CÁC LIỀU TRUYỀN TĨNH MẠCH NORADRENALIN KHÁC NHAU TRONG GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI

Phan Văn Hảo1, Nguyễn Toàn Thắng1,2,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả dự phòng tụt huyết áp và ảnh hưởng không mong muốn của ba liều truyền tĩnh mạch noradrenalin khác nhau trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 120 sản phụ mang thai đủ tháng có chỉ định gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động được chia ngẫu nhiên làm ba nhóm nhận ba liều noradrenalin truyền tĩnh mạch là 0,025 µg/kg/phút; 0,05 µg/kg/phút và 0,075 µg/kg/phút ngay khi gây tê tủy sống. Các tiêu chí đánh giá chính gồm: tỉ lệ tụt huyết áp, tỉ lệ tăng huyết áp, tần số tim chậm, tỉ lệ buồn nôn và nôn, điểm Apgar và khí máu động mạch rốn. Kết quả: Tỉ lệ tụt huyết áp ở nhóm 0,05 µg/kg/phút và nhóm 0,075 µg/kg/phút (đều là 10%) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 0,025 µg/kg/phút (27,5%) (p < 0,05). Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm liều 0,075 µg/kg/phút là 5% (n=2), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với 2 nhóm còn lại. Tỉ lệ tần số tim chậm, buồn nôn và nôn ở mẹ, điểm Apgar sau 1 và 5 phút, khí máu động mạch rốn của sơ sinh là tương đương nhau giữa ba nhóm (p>0,05). Kết luận: Hai liều truyền tĩnh mạch noradrenalin 0,05 µg/kg/phút và 0,075 µg/kg/phút có hiệu quả làm giảm sự tụt huyết áp sau gây tê tủy sống trong mổ lấy thai hơn liều 0,025 µg/kg/phút. Liều 0,075 µg/kg/phút có thể gây tăng huyết áp. Không có sự khác biệt về tỉ lệ tần số tim chậm, buồn nôn và nôn, kết quả trên trẻ sơ sinh giữa ba nhóm nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kinsella SM, Carvalho B, Dyer RA, et al. International consensus statement on the management of hypotension with vasopressors during caesarean section under spinal anaesthesia. Anaesthesia. 2018;73(1):71-92. doi:10.1111/anae.14080
2. Ngan Kee WD, Lee SWY, Ng FF, Tan PE, Khaw KS. Randomized double-blinded comparison of norepinephrine and phenylephrine for maintenance of blood pressure during spinal anesthesia for cesarean delivery. Anesthesiology. 2015;122(4):736-745. doi:10.1097/ALN.0000000000000601
3. Hasanin AM, Amin SM, Agiza NA, et al. Norepinephrine Infusion for Preventing Postspinal Anesthesia Hypotension during Cesarean Delivery: A Randomized Dose-finding Trial. Anesthesiology. 2019;130(1):55-62. doi:10.1097/ALN.0000000000002483
4. Nguyễn Văn Minh. Đánh Giá Ảnh Hưởng Lên Huyết Động Đo Bằng EsCCO Của Truyền Dịch Keo so Với Dịch Tinh Thể Cùng Lúc Gây Tê Tủy Sống Để Mổ Lấy Thai. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội; 2020.
5. Ngan Kee WD, Lee SWY, Ng FF, Khaw KS. Prophylactic Norepinephrine Infusion for Preventing Hypotension During Spinal Anesthesia for Cesarean Delivery. Anesth Analg. 2018;126(6):1989-1994. doi:10.1213/ANE.0000000000002243
6. Chen Y, Zou L, Li Z, et al. Prophylactic norepinephrine infusion for postspinal anesthesia hypotension in patients undergoing cesarean section: A randomized, controlled, dose-finding trial. Pharmacotherapy. 2021;41(4):370-378. doi:10.1002/phar.2514
7. Trần Minh Long. Nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2019.
8. Thomas DG, Robson SC, Redfern N, Hughes D, Boys RJ. Randomized trial of bolus phenylephrine or ephedrine for maintenance of arterial pressure during spinal anaesthesia for Caesarean section. Br J Anaesth. 1996;76(1):61-65. doi:10.1093/bja/76.1.61