MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHYSIOFLOW VỚI CÁC THÔNG SỐ TƯƠNG ỨNG ĐO BẰNG PICCO Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả mối tương quan của một số thông số huyết động đo được bằng PhysioFlow với các thông số tương ứng đo bằng PiCCO ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 32 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn Sepsis 3. Bệnh nhân được đo các thông số huyết động bằng kỹ thuật đo trở kháng lồng ngực Physioflow và các thông số tương ứng bằng PiCCO tại thời điểm vào viện và trong thời gian nằm cấp cứu tại tại Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nghiên cứu từ 01/06/2021 đến 15/08/2022. Kết quả: 32 bệnh nhân được nghiên cứu gồm có 22 bệnh nhân nam (chiếm 68,8%), và 10 bệnh nhân nữ (chiếm 31,2%), tuổi trung bình là 60,8 ± 17,7 tuổi, CI đo bằng Physioflow (3,70±1,15 l/p/m2) và CI đo bằng PiCCO (3,71±1,34 l/p/m2), SVRI đo bằng Physioflow (1955±941 d.s/cm5/m2) và SVRI đo bằng Picoo (1933±1103 d.s/cm5/m2), SVI đo bằng Physioflow (32,8±10,3 ml/m2) và SVI đo bằng PiCCO (32,9±12,5 ml/m2). Các chỉ số trên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 phương pháp đo. Các thông số huyết động CI, SVRI, SVI đo bằng phương pháp trở kháng lồng ngực Physioflow và PiCCO có mối tương quan chặt và sự phù hợp tốt với r = 0,65 cho CI, r = 0,84 cho SVRI, r = 0,74 cho SVI. Kết luận: Các thông số huyết động đo bằng phương pháp trở kháng lồng ngực Physioflow có độ chính xác cao, có thể thay thế phương pháp PiCCO trong thăm dò huyết động bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn giai đoạn sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Physioflow, PiCCO, huyết động, sốc nhiễm khuẩn.
Tài liệu tham khảo
2. Singer M., Deutschman C.S., Seymour C.W. và cộng sự. (2016). The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8), 801–810.
3. Mai Văn Cường (2011). Nghiên cứu sự liên quan giữa áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực mao mạch phổi bít ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và sốc tim. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 29-53.
4. Hernandez G, E, Boerma C, Dubin A, Bruhn A, Koopmans M, Edul VK, Ruiz C, Castro R, Pozo MO, Pedreros C, Veas E, Fuentealba A, Kattan E, Rovegno M, Ince C (2013). Severe abnormalities in microvascular perfused vessel density are associated to organ dysfunctions and mortality and can be predicted by hyperlactatemia and norepinephrine requirements in septic shock patients. Journal of Critical Care. 28, 358.
5. Vincent JL, Sakr Y, Sprung CL, Ranieri VM, Reinhart K, Gerlach H, Moreno R, Carlet J, Le Gall JR, Payen D (2006). Sepsis Occurrence in Acutely Ill Patients Investigators. Sepsis in European intensive care units: results of the SOAP study. Crit Care Med. 34:344-53.
6. Gan Liang Tan, Ping Wash Chan, Huck Chin Chew et al (2011). Measurement of cardiac output in patients with septic shock using arterial pressure wave form analysis in comparison with the pulmonary artery catheter: A pilot study. Chest, 140(4), 435-40.
7. Phùng Văn Dũng (2017). Ứng dụng kỹ thuật siêu âm doppler bằng USCOM để theo dõi và đánh giá huyết động ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Young J. D (2004). The heart and circulation in severe sepsis. British Journal of Anaesthesia 93(1), 114-20.