NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN NHỊP CHẬM CÓ CHỈ ĐỊNH ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN

Ngô Hoàng Toàn1,, Nguyễn Thị Lan Hương1, Nguyễn Ngọc Trúc Phương1, Trần Thị Bích Phương2, Trần Kim Sơn 2, Nguyễn Thị Diễm2
1 Đại học y dược Cần Thơ
2 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá sự thành công sau đặt máy. Mục tiêu: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn bằng thang điểm Aquarel. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ năm 2021-2022.Kết quả: Tỷ lệ nữ cao hơn nam, tiền sử tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất và chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn thường gặp là hội chứng suy nút xoang và loại máy tạo nhịp tim 2 buồng nhĩ thất chiếm đa số. Sau khi đặt máy tạo nhịp tim 1 tháng và 3 tháng thì các điểm số ở các lĩnh vực như khó chịu ở ngực, giới hạn thể lực và rối loạn nhịp tăng lên rõ rệt, p<0,001. Sự thay đổi điểm chất lượng cuộc sống qua thang điểm Aquarel sau 3 tháng so với thời điểm trước đặt máy ghi nhận có liên quan đến loại máy tạo nhịp được đặt (p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân rối loạn nhịp chậm cải thiện rõ rệt sau đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Hoàng Toàn, Nguyễn Thị Diễm (2021), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân block nhĩ thất cao độ tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2019-2020", Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y dược Cần Thơ, 35.
2. Đỗ Thị Diệu Linh (2015), Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn nhịp tim sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn năm 2015, Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
3. Ngô Lâm Lâm (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng tại bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y dược, Đại học Huế.
4. Nguyễn Tri Thức (2014), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh Viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18, tr. 168-174.
5. Antonio Lopez-Villegas, Daniel Catalan-Matamoros (2018), "Health-related quality of life on telemonitoring for users with pacemakers 6 months after implant: the NORDLAND study, a randomized trial", BMC Geriatrics, 18.
6. Barros Rubens Tofano de (2014), "Evaluation of patients' quality of life aspects after cardiac pacemaker implantation", Rev Bras Cir Cardiovasc, 29, pp. 37-44.
7. Erik O. Udo, Norbert M. van Hemel (2013), "Long term quality-of-life in patients with bradycardia pacemaker implantation", International Journal of Cardiology, pp. 1-5.
8. Michele Brignole , Gonzalo Baron-Esquivias (2013 Aug), "ESC guideline on cardiac pacing and cardiac resynchronyzation therapy: The task for on cardiac pacing and resynchronyzation therapy for of the European Society of Cardiology (ESC)", European Society of Cardiology(15(8):1070), pp. 118.
9. Muhammad Yamin, Simon Salim (2019), "Cross-cultural adaptation and validation of the Indonesian version of AQUAREL on patients with permanent pacemaker: a cross-sectional study", BMC Research Notes, 12.