ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG PHÂN LOẠI RĂNG KHÔN THEO PELL VÀ GREGORY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƯỚC

Lê Nguyên Lâm 1,, Võ Văn Biết2
1 Đại học y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa Cái Nước

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt Vấn đề: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang răng khôn hàm dưới theo phân loại Pell, Gregory của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, can thiệp lâm sàng Bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch, nghiêng gần có chỉ định phẫu thuật được đánh giá qua thăm khám lâm sàng và chụp phim X quang toàn cảnh với đặc điểm số đo góc hợp bởi đường thẳng đi qua trục răng khôn và trục răng cối lớn thứ hai kế cận (được xác định giữa mặt nhai và vùng chẽ chân răng) nằm trong khoảng từ lớn 100 đến 900 (phân loại răng khôn theo trục răng của Winter). Răng kế cận không bị mất, không bị vỡ lớn, không có miếng trám lớn và không mang khí cụ chỉnh nha…- Sức khỏe toàn thân đủ đáp ứng với phẫu thuật và xét nghiệm cận lâm sàng trong giới hạn bình thường cho phép tiến hành phẫu thuật. Kết quả:. Qua nghiên cứu trên 99 trường hợp răng khôn hàm dưới được điều trị  phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước – Cà Mau: - 90,9% răng khôn hàm dưới hiện diện trong miệng. - Răng 38 chiếm tỷ lệ 55,6% và 48 chiếm 44,4%. -  Răng ở vị trí II chiếm 92,9% và vị trí B là 83,8%. - Răng trong nghiên cứu có độ khó nhổ trung bình chiếm 77,8%. - Răng có liên quan với ống răng dưới trên X quang chiếm 30,3%. Kết luận: Sự đa dạng về vị trí, hình thể, kích thước, thường kẹt ở giữa răng 7 và cành lên xương hàm dưới hoặc ngầm sâu trong xương, chân răng t bất thường về số lượng và hình thái ảnh hưởng rất nhiều đến phương pháp và kỹ thuật điều trị nhổ răng khôn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Thị Ngọc Hà (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới lệch, ngầm bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, Luận văn Bác sĩ Chuyên Khoa Cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Mai Hương (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm có sử dụng Laser công suất thấp Luận án Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Minh Khởi (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới bằng tay khoan quay và máy piezotome ở bệnh nhân tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Lê Thị Thu Trang, Tạ Tố Trân, Nguyễn Thị Bích Lý (2015), "So sánh hiệu quả của Amoxicillin theo hai phác đồ phòng ngừa và điều trị trong phẫu thuật răng khôn dưới", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 19, Số 2, tr. 249 - 253.
5. Chang SW, Shin SY, Kum KY, Hong J (2009), "Correlation study between distal caries in the mandibular second molar, the eruption status of the mandibular third molar in the Korean population", Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, Vol. 108 (6), pp. 838 - 843.
6. Eshghpour M. (2014), "Pattern of mandibular third molar impaction: A cross‑sectional study in northeast of Iran", Nigerian Journal of Clinical Practice, Vol. 17 (6), pp. 673 - 677.
7. He Y, Chen J, Huang Y, Pan Q, Nie M. (2017), "Local Application of Platelet-Rich Fibrin During Lower Third Molar Extraction Improves Treatment Outcomes", J Oral Maxillofac Surg, Vol. 75, pp. 2497 - 2506.
8. Gintaras J, Povilas Daugela (2013), "Mandibular Third Molar Impaction: Review of Literature and a Proposal of a Classification", Journal of Oral & Maxillofacial Research, Vol. 4, no 2, pp. 2 - 12.
9. Qu HL, Tian BM, Li K, Zhou LN, Li ZB, Chen FM. (2017), "Impact of asymptomatic visible third molars on the periodontal pathology of adjacent second molars: a cross-sectional study", Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Vol. 75 (10), pp. 2048 - 2057.