CẢI THIỆN SỰ TỰ CHỦ Ở VỊ THÀNH NIÊN: KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN HAPPY HOUSE TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA HÀ NỘI

Lã Linh Nga1,2,, Trần Đức Thạch 3, Lã Thị Bưởi1, Nguyễn Thị Nga4, Nguyễn Thanh Hương5
1 Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng KH Tâm lý-Giáo dục (PPRAC)
2 Đại học y tế công cộng
3 Đại học Monash - Úc
4 Đại học Y tế Công cộng
5 Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp Happy House đối với sự tự chủ ở vị thành niên. Phương pháp: Thiết kế thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng theo cụm trên học sinh lớp 10 thuộc 8 trường tại Hà Nội. Nhóm chứng (4 trường) tham gia chương trình giảng dạy thông thường. Nhóm can thiệp (4 trường) được tham gia 6 buổi can thiệp Happy House, mỗi tuần 1 buổi 90 phút trong 6 tuần. Sự tự chủ được đo lường bằng thang đo sự tự chủ CSE-V (đã được chuẩn hóa) tại thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 2 tuần và 6 tháng. Mô hình ảnh hưởng hỗn hợp được sử dụng để đánh giá hiệu quả can thiệp (mẫu phân tích có 1083 học sinh, 552 nhóm chứng và 531 nhóm can thiệp). Kết quả: Điểm sự tự chủ tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng tại thời điểm sau can thiệp 2 tuần (khác biệt hiệu chỉnh 9,23; CI 3,58;14,87) và sau can thiệp 6 tháng (khác biệt hiệu chỉnh 8,50; CI 2,49;14,52). Kết luận: Kết quả cho thấy khả năng áp dụng hiệu quả chương trình can thiệp Happy House vào trường học nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần của vị thành niên Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Silva S, Simoni U, Ronca D, Gonçalves V, Dutra E, Carvalho K. Common mental disorders prevalence in adolescents: A systematic review and meta- analyses. PLoS One. 2020;15:e0232007.
2. UNICEF. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. 2018.
3. Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trần Thành Nam. Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh và nhu cầu sử dụng ứng dụng tư vấn tâm lý trong trường học. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. 2019.
4. Cicognani E. Coping Strategies With Minor Stressors in Adolescence: Relationships With Social Support, Self‐Efficacy, and Psychological Well‐Being. Journal of Applied Social Psychology. 2011;41:559-78.
5. Ian Shochet Astrid Wurl. Chương trình Happy House, Sách dành cho người hướng dẫn. 2020.
6. Tran, T., La, N., Nguyen, H. et al. Validation of the coping self-efficacy scale: Vietnamese version for adolescents. BMC Psychol 10, 59 (2022).
7. Rivet-Duval E, Heriot S, Hunt C. Preventing adolescent depression in Mauritius: A universal school-based program. Child and Adolescent Mental Health. 2011;16(2):86-91.
8. de Lijster GP, Felten H, Kok G, Kocken PL. Effects of an Interactive School-Based Program for Preventing Adolescent Sexual Harassment: A Cluster-Randomized Controlled Evaluation Study. J Youth Adolesc. 2016 May;45(5):874-86.