ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐAU, SƯNG, DỊ CẢM VÀ KHÍT HÀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI KẾT HỢP MÀNG FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU PRF (PLATELET-RICH-FIBRIN)

Lê Nguyễn Lâm1,, Võ Văn Biết 2
1 Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa Cái Nước

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt Vấn đề: Xác định vai trò màng fibrin giàu tiểu cầu PRF (Platelet-rich-fibrin) trong điều trị phẫu thuật răng  khôn hàm dưới giúp cầm máu, giảm sưng đau, kích thích sự lành vết thương nhanh, tăng khả năng tạo xương, giảm tỷ lệ viêm xương ổ răngcủa bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện 99 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật răng khôn dưới kết hợp màng fibrin giàu tiểu cầu PRF (Platelet-rich-fibrin) tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước từ tháng 03 năm 2019 đến tháng 05 năm 2020. Kết quả: Lành thương vết mổ:Vết mổ sau 1 ngày nhổ răng chủ yếu lành thương khá (79,8%), sau 3 ngày chủ yếu là lành thương tốt (60,6%). Tình trạng sưng: Tỉ lệ sưng ít chiếm tỉ lệ như nhau ở thời điểm 1 ngày và 3 ngày sau phẫu thuật (57,6%) và chỉ còn 4% ở thời điểm 7 ngày. Sưng nhiều giảm từ 35,4% ở 1 ngày xuống 25,3% ở 3 ngày và 3% ở 7 ngày. Cảm giác đau: Ngày thứ 1 có 66,7% bệnh nhân đau ít, 30,3% đau vừa và 3% rất đau. Ở ngày thứ 3 có 72,7% đau ít. Ở ngày thứ 7 chỉ có 3% bệnh nhân còn cảm thấy đau ít. Há miệng: ngày thứ 1 có 50,5% há miệng tốt, ngày thứ 3 có 65,7% há miệng tốt, ngày thứ 7 có 99,0% bệnh nhân há miệng tốt và 100% há miệng tốt lúc 1 tháng. Kết luận: Màng fibrin giàu tiểu cầu PRF (Platelet-rich-fibrin) có vai trò hỗ trợ việc điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Sơn, Lê Bá Anh Đức (2014), "Kết quả ban đầu của ghép khối huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới", Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr. 20 - 25.
2. Phạm Hoàng Tuấn, Nguyễn Quang Bình (2017), "Đánh giá hiệu quả ghép khối huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới", Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 451, số 1, tr. 31 - 35.
3. Al-Hamed FS, Tawfik MA, Abdelfadil E, Al-Saleh MAQ (2016), "Efficacy of Platelet-Rich Fibrin After Mandibular Third Molar Extraction: A Systematic Review and Meta-Analysis", J Oral Maxillofac Surg, Vol. 75, pp. 1124 - 1135.
4. Blondeau F, Daniel NG. Extraction of impacted mandibular third molars: postoperative complications and their risk factors. J Can Dent Assoc. 2007 May;73(4):325. PMID: 17484797.
5. Dar MM, Shah AA, Najar AL, Younis M, Kapoor M, Dar JI. (2018), "Healing Potential of Platelet Rich Fibrin in Impacted Mandibular Third Molar Extraction Sockets", Ann Maxillofac Surg, Vol. 8, pp. 206 ‑ 213.
6. Garajei A, Emami A. (2016), "Effect of surgical drain on the control of swelling in impacted lower third molar surgery", Journal of Craniomaxillofacial Research, Vol. 3 (4), pp. 264 - 267.
7. He Y, Chen J, Huang Y, Pan Q, Nie M. (2017), "Local Application of Platelet-Rich Fibrin During Lower Third Molar Extraction Improves Treatment Outcomes", J Oral Maxillofac Surg, Vol. 75, pp. 2497 - 2506.
8. Pérez-González JM, Esparza-Villalpando V, Martínez-Rider R, Noyola-Frías MÁ, Pozos-Guillén A (2018), "Clinical and Radiographic Characteristics as Predictive Factors of Swelling and Trismus after Mandibular Third Molar Surgery: A Longitudinal Approach", Pain Research and Management, Vol. 2018, pp. 1 - 6.
9. Singh A, Kohli M, Gupta N. (2012), "Platelet Rich Fibrin: A Novel Approach for Osseous Regeneration", J. Maxillofac. Oral Surg, Vol. 11 (4), pp. 430 - 434